Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 đã vinh dự nhận được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tham dự Phiên khai mạc và có bài phát biểu chỉ đạo định hướng toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực công tác của ngành Ngoại giao, khẳng định, ngành Ngoại giao và đối ngoại đã “đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước”.
Dự phiên toàn thể về ngoại giao kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh nhấn mạnh, khi triển khai ngoại giao kinh tế phải "đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, hài hòa về lợi ích, rủi ro thì chia sẻ". Thủ tướng cũng lưu ý, việc tham mưu chính sách phải nhanh, kịp thời, chính xác hơn bởi tình hình thế giới biến chuyển rất nhanh, cần có chính sách mới và cách làm mới. Thủ tướng cũng yêu cầu ngoại giao kinh tế cần bám sát yêu cầu trong nước, nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 đã quán triệt sâu sắc những nội dung lớn của đường lối Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận, Đề án quan trọng về đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay. Qua 23 phiên họp với hơn 300 lượt ý kiến phát biểu Hội nghị đã thống nhất đánh giá tổng thể về cục diện, tình hình, cơ hội, thách thức đặt ra trong môi trường đối ngoại; phương hướng, biện pháp triển khai công tác đối ngoại thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, những thành tựu nói trên là minh chứng sinh động cho đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; là kết tinh nỗ lực của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị, trong đó có đóng góp quan trọng của các cơ quan đối ngoại và ngành ngoại giao. Những kết quả đó cũng khẳng định bản sắc rất độc đáo của nền ngoại giao Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
Tin tưởng với quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa, các thế hệ cán bộ đối ngoại, ngoại giao cả nước sẽ tiếp tục đổi mới, xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, vững mạnh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"; xứng đáng với vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng./.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, trong buổi thảo luận tại tổ về hai dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình để đảm bảo sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.
Trong buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11, nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary chủ trì Lễ khánh thành công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Santo Dominigo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024) vào tối 21/11, tại Hà Nội.
Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
0