Xây dựng nhà ở xã hội: Nỗi sợ thủ tục, giấy tờ

Năm 2024 Chính phủ đặt mục tiêu cả nước hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, cái đích này khó trở thành hiện thực khi mà 6 tháng đầu năm cả nước chỉ có thêm 8 dự án nhà ở xã hội hoàn thành.

Nhiều cuộc họp gỡ khó, gỡ rối đã diễn ra, thể hiện sự quyết tâm, đồng thuận từ cả hệ thống chính trị - cho một chủ trương nhân văn nhưng kết quả không như mong muốn.

Khó khăn (hay rào cản) lớn nhất vẫn là thủ tục sau đó mới đến nguồn tiền. Trong đó, ngay từ bước đầu tiên (lập quy hoạch) đến được khâu cấp phép xây dựng là thời gian dài mà mọi doanh nghiệp đều không thể chủ động.

Chính phủ giao cả nước hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội

Cũng có ý kiến khác liên quan đến qui định tại luật Kinh doanh BĐS  khống chế mức lợi nhuận nhà ở xã hội ở mức chỉ 10% khiến nhiều doanh nghiệp thiếu nhiệt thành tham gia.

Tuy nhiên sự nhiêu khê trong giấy tờ, thủ tục mới là rào cản. Thống kê trung bình, một dự án nếu suôn sẻ từ khâu đầu tới khâu cuối mất khoảng 5-7 năm. Đây cũng là khoảng thời gian thử thách với doanh nghiệp còn hạn chế về nguồn vốn hay kinh nghiệm.

Thống kê mới nhất cho thấy: từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 418.200 căn. Tuy nhiên, hiện mới hoàn thành 75 dự án với quy mô gần 40.00 căn (39.884 căn hộ); khởi công xây dựng 128 dự án tương đương gần 15.400 căn (15.379 căn hộ) và chấp thuận chủ trương đầu tư 300 dự án với khoảng gần 263.000 căn (262.937 căn hộ).

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, năm 2024, Chính phủ giao cả nước hoàn thành 130 nghìn căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này  khó trở thành hiện thực khi mà 6 tháng đầu năm cả nước chỉ có thêm 8 dự án hoàn thành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.

Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.

Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.

Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².