Xây dựng nông thôn mới thành điểm du lịch | Nông thôn mới Hà Nội | 19/11/2023

Hiện nay, du lịch vùng ngoại thành gắn với các xã nông thôn mới đang là hướng đi mới của Hà Nội trong việc khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh trong bối cảnh mới. Tại một số địa phương có lợi thế phát triển du lịch nông nghiệp thì du lịch cũng được xem là mục tiêu, ngành kinh tế mũi nhọn, trong định hướng phát triển lâu dài.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội không có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn như nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước nhưng lại có lợi thế rất lớn. Đâyt đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về khoa học và công nghệ, nơi có thị trường khoảng 10 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rất lớn. Tận dụng những lợi thế này, Hà Nội đã và đang xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị nhằm tạo sức bật tăng trưởng, nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất chật hẹp, kiến tạo không gian xanh cho đô thị.

Sau quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, làng quê ngoại thành Hà Nội đã có nhiều đổi khác. Những làng quê khang trang trù phú ngày một nhiều.

Tại Gia Lâm, các vùng trồng hoa cho thu nhập từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Vùng trồng rau VietGAP đạt khoảng 500-600 triệu đồng/ha/năm.

Sau khi về đích mục tiêu nông thôn mới nâng cao ngay trong năm 2023, Đảng bộ chính quyền và nhân dân Đồng Trúc (huyện Thạch Thất) lại quyết tâm hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu ở 3 lĩnh vực là y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo nhằm tạo bước đà cho Đồng Trúc bứt phá cả về diện mạo nông thôn và phát triển kinh tế nông nghiệp.

Sau gần 15 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo làng quê ngoại thành Hà Nội đã không ngừng khởi sắc.

Tính đến cuối đợt chấm điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu năm 2023 của thành phố Hà Nội, Thường Tín đã có 10 xã nâng cao và 3 xã kiểu mẫu. Mục tiêu về đích huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2024 hiện đang ở rất gần.