Xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Quãng thời gian 70 năm so với lịch sử hơn nghìn năm của Thủ đô là không dài, nhưng đây là giai đoạn rất đáng tự hào, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trong suốt thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy sức mạnh đoàn kết, bản lĩnh, sáng tạo, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, cùng đất nước vượt qua nhiều chặng đường cam go, thử thách, vun đắp truyền thống văn hóa và anh hùng của Thăng Long để Hà Nội thêm tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh vinh quang.

Sau ngày giải phóng, Thủ đô Hà Nội bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; khắc phục những hậu quả của chế độ thực dân để lại. Thủ đô của chúng ta vừa nỗ lực xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa cùng nhân dân miền Bắc dốc sức chi viện cho chiến trường miền Nam.

Đấu tranh kiên cường, gan dạ và vô cùng sáng tạo, Hà Nội đã cùng quân, dân miền Bắc làm nên chiến thắng lẫy lừng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, góp phần quan trọng buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris rút quân khỏi nước ta, mở đường cho Đại thắng Mùa xuân năm 1975, thu non sông về một mối.

Sau khi đất nước thống nhất, Hà Nội cùng nhân dân cả nước nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn … Trước những thử thách ngặt nghèo đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hà Nội cùng cả nước quyết tâm tiến hành công cuộc đổi mới, từng bước đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tiếp tục phát triển đi lên. Trong đó, Đảng bộ thành phố luôn thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu, không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo để đưa Thủ đô vững bước đi lên, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng bộ Hà Nội phải làm gương mẫu cho các đảng bộ khác”.

Cùng đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Thành phố luôn duy trì mạch tăng trưởng liên tục hàng thập kỷ, cụ thể trong gần 40 năm đổi mới, năng suất lao động của Hà Nội tăng bình quân trên 7%/năm. Tăng trưởng kinh tế Thủ đô cao hơn tăng trưởng chung cả nước. Thu ngân sách Nhà nước qua các năm đều lập nên những cột mốc mới cao hơn, năm 2023 đã đạt trên 410 nghìn tỷ đồng, vươn lên dẫn đầu cả nước về thu nội địa. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông được tập trung chỉ đạo quyết liệt và có chuyển biến tích cực, nhiều dự án, công trình giao thông trọng điểm được triển khai, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển cả quy mô và chất lượng. Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước có một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa.

Với trách nhiệm và một tình yêu lớn dành cho Thăng Long - Hà Nội, trên các cương vị công tác của mình, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của Thủ đô. Cùng với những định hướng chiến lược mang tầm thời đại về kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư, với tầm nhìn của một nhà lý luận, một nhà nghiên cứu đã định hình một nền tảng mới cho những giá trị văn hóa Hà Nội trở thành điểm tựa, thành động lực phát triển mới để đất rồng bay hội nhập cùng thời đại. Văn hiến ngàn năm đã hun đúc bản lĩnh, trí tuệ, phong cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông là niềm tự hào của Thăng Long - Hà Nội.

Hà Nội hôm nay rộng lớn hơn về diện tích và dân số, vẫn tiếp tục là nơi tài hoa tụ hội, tiếp tục hội tụ và tỏa sáng, dòng chảy văn hóa Thăng Long vẫn không ngừng được bồi đắp. Hà Nội luôn mang trong mình khát vọng “rồng bay” từ nền tảng văn hiến, quyết tâm xây dựng tâm thế, tầm vóc mới của một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế.

Nhìn lại những giá trị thời đại, tự hào về chặng đường đã qua của Hà Nội - một biểu tượng rạng rỡ của dân tộc Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng viên cùng toàn thể nhân dân lại càng thêm nỗ lực, trách nhiệm, chung sức đồng lòng để cống hiến nhiều hơn, viết tiếp những trang sử hào hùng để xây dựng và kiến tạo Thủ đô thêm giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với những công lao và sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước đã không ngừng bồi đắp - xứng đáng là Thủ đô, trái tim của cả nước, vai trò đầu tàu, vị trí trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, và hội nhập quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.