Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa

Việt Nam có nguồn tài nguyên văn hóa phong phú. Nguồn lực này đang được khai thác để phát triển du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp văn hóa. Cũng từ đó, du lịch đóng góp tích cực trong bảo tồn giá trị của các di sản văn hóa Việt Nam, đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Các vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ, Tinh hoa Việt Nam hay Ký ức Hội An đã trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn khi du khách đến Việt Nam. Trên nền tảng di sản, các nhà sáng tạo nội dung đã đầu tư nguồn lực con người và công nghệ để hấp dẫn du khách.

Chị Oksana Nemchenko, du khách Kazakhstan chia sẻ: “Tôi rất thích buổi biểu diễn thực cảnh ở đây. Mọi thứ đều tuyệt vời, buổi biểu diễn đã khơi dậy nội lực, sự thích thú cho nhiều du khách. Tôi cũng thích vũ đạo của các nghệ sỹ, vừa dứt khoát lại mềm mại. Không gì tuyệt hơn".

Bà Laurel Kendall là một du khách Mỹ. Bà đã đến và quay trở lại Việt Nam nhiều lần, mỗi nơi bà đi qua đều có cảm nhận những nét văn hóa rất riêng mà không phải đất nước nào cũng có được. Lần này ngay ở Hà Nội, bà được hòa mình với không gian văn hóa dân tộc Thái và dân tộc Ba Na.

Bà Laurel cho rằng, các di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam rất hấp dẫn với khách nước ngoài, ai cũng muốn được nhảy múa cùng nghệ nhân để cảm nhận được niềm vui, sự hứng khởi.

Du lịch văn hóa là một trong những lĩnh vực mũi nhọn để phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng, lợi thế, các giá trị văn hóa của đất nước thì việc phát triển du lịch văn hóa vẫn hạn chế; đặc biệt là các sản phẩm về công nghiệp văn hóa chưa phát triển nhiều để phục vụ cho nhu cầu du lịch.

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, là một quốc gia có nhiều di sản thế giới nhưng Việt Nam chưa tạo được những sản phẩm thực sự nổi trội, khác biệt. Tạo một sản phẩm trở thành thương hiệu trên thị trường quốc tế đòi hỏi sự sáng tạo trong sản phẩm, những đột phá về mặt chính sách để thúc đẩy đầu tư.

Trong khi đó, ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khẳng định: "Chúng ta đã được Tổ chức Du lịch Thế giới công nhận Việt Nam là điểm đến di sản hàng đầu thế giới, chính vì vậy, lấy di sản để phát triển du lịch là một trong những nội dung trọng tâm Cục du lịch quốc gia triển khai".

Để tạo lực đẩy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2767 phê duyệt Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa. Theo đó, thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam được định vị dựa trên giá trị văn hóa đặc sắc, tập trung vào giá trị di sản và giá trị văn hóa ẩm thực nhằm thu hút khách trong và ngoài nước. Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, du lịch văn hóa chiếm 20 - 25% trong tổng số khoảng 130 tỷ USD tổng thu từ khách du lịch./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm mỹ thuật “Người Hà Nội & Qua miền Tây Bắc” là hoạt động văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Tòa nhà di sản 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài, tòa biệt thự có kiến trúc Đông Dương vừa được thành phố trùng tu để trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

“Những ngày Văn học châu Âu”- một sự kiện thường niên do Hiệp hội các tổ chức về văn hóa châu Âu (EUNIC) tổ chức, đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Chương trình năm nay kéo dài đến ngày 19/5 và giới thiệu những tác phẩm nữ quyền và queer (đa dạng tính dục) của các nhà văn trẻ, gợi mở những hướng tiếp cận khác từ những tác phẩm kinh điển của văn chương châu Âu.

Xẩm tàu điện giờ chỉ còn lại trong các câu chuyện của ký ức mà những thế hệ trước kể lại. Thế nhưng, thời gian gần đây, người dân và du khách Thủ đô lại đâu đó bắt gặp được hình ảnh này trong một tour du lịch đêm độc đáo với tên gọi “xẩm on the bus”.

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.