Xây dựng tổ chức công đoàn đủ mạnh và xứng tầm
Phiên họp có sự tham dự của Đoàn đại biểu Hạ viện Malaysia do ngài Chủ tịch Hạ viện Tan Sri Dato' Johari Bin Abdul dẫn đầu, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 - 25/10, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến về việc gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động là người nước ngoài, việc gia nhập công đoàn của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp, bảo đảm tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn, bảo đảm cho cán bộ công đoàn. Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn đối với dự thảo quy định việc đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác, đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách, nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Đại biểu Hà Sỹ Huân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn cho biết: "Khoản 2 Điều 26 dự thảo luật quy định Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền. Tuy nhiên, theo dự thảo luật quy định còn chung chung, chưa rõ ràng. Trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Tổng Liên đoàn lao động quyết định, trường hợp nào sẽ trình cấp cơ quan thẩm quyền quyết định và cơ quan thẩm quyền quyết định là cơ quan nào. Điều này sẽ dẫn đến sự lúng trong quá trình thực hiện, vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định rõ ràng cụ thể đối những trường hợp trên".
Đại biểu Trần Nhật Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An bày tỏ đồng tính với ý kiến của đại biểu Hà Sỹ Huân đã phát biểu. Theo đại biểu Trần Nhật Minh: "Tại khoản 2 Điều 27 dự thảo quy định, các Uỷ viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động trả lương, do đó như dự thảo luật quy định dễ xảy ra trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu ép buộc, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở đồng ý thỏa thuận gây thiệt thòi cho các cán bộ công đoàn bị sa thải, thôi việc, từ đó dẫn đến tâm lý cán bộ công đoàn cơ sở không dám đấu tranh vì người lao động. Theo tôi, việc quy định phải có ý kiến quy định bằng văn bản của Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ công đoàn công sở".
Các đại biểu cũng cho rằng, khoản 3 Điều 28 quy định còn chung chung, chưa rõ công đoàn cấp nào chịu trách nhiệm bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở khi bị chấm dứt hợp đồng, nên đề nghị Ban Soạn thảo làm rõ quy định này.
Cũng trong sáng cùng ngày, các đại biểu nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế. Nội dung này được đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ vào chiều nay (24/10).
Cơ quan điều tra Công an TP. Hà Nội đã phát lệnh truy nã đặc biệt đối với Hoàng Văn Ngọc về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Luống cuống do giật mình và tay lái yếu, người phụ nữ đi xe máy đã tự ngã khi gặp ô tô ở chỗ rẽ.
Một người đàn ông ôm chiếc thùng carton ngồi sau xe máy đã quệt vào gương xe máy đi bên cạnh, khiến hai người phụ nữ ngã ngay trước đầu ô tô.
Suốt chặng đường 40 năm, Trường Hà Nội - Amsterdam luôn tích cực đi đầu trong công cuộc đổi mới, sáng tạo, dẫn đầu cả nước về quy mô, chất lượng dạy và học.
Cựu Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Hoàng Quốc Hùng cùng cấp dưới bị cáo buộc nhận hối lộ 43 tỷ đồng khi giải quyết hơn 55.000 hồ sơ lý lịch tư pháp.
Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an TP. Hà Nội đã tiến hành triệu tập và tạm giữ gần 50 đối tượng liên quan đến hai nhóm thanh thiếu niên mang theo hung khí để chuẩn bị đánh nhau.
0