Cận cảnh quy hoạch tổng thể cho một Hà Nội phát triển

Một trong những nội dung quan trọng sẽ được xem xét quyết nghị tại kỳ họp 14 HĐND thành phố, đó là Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Mục tiêu của Đồ án nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội có tổng thể không gian phát triển năng động, hòa nhập.

Đến thời điểm này, đồ án đã hoàn thành, đã tổ chức lấy ý kiến chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư các quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố.

Mục tiêu của Đồ án nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội có tổng thể không gian phát triển năng động, hòa nhập, khai thác các giá trị tiềm năng của vùng địa lý cảnh quan tự nhiên, tiềm năng về tri thức - công nghệ và lịch sử văn hoá truyền thống. Hiệu quả trong sử dụng đất đai và có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian trong điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065.

Hà Nội hiện có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 58,91% tổng diện tích. Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô lần này định hướng phát triển khu vực nông thôn của Thủ đô, gắn với khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc các vùng văn hóa truyền thống.

Về mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô Hà Nội, đồ án định hướng phát triển hai thành phố trực thuộc Thủ đô. Đó là thành phố Bắc sông Hồng, gồm các huyện Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh; thành phố phía Tây Hà Nội, gồm khu vực Hòa Lạc - Xuân Mai và 5 trục phát triển; kết hợp với đầu tư xây dựng sân bay quốc tế thứ hai. Mô hình này được các chuyên gia đánh giá là hợp lý, hài hòa và có tầm nhìn chiến lược.

Một trong những nguyên nhân chính khiến các đô thị vệ tinh của Hà Nội thời gian qua chậm phát triển là vướng mắc về giao thông kết nối. Do đó trong định hướng quy hoạch chung lần này, Hà Nội nghiên cứu đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông mang tính kết nối cao.

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được UBND thành phố thông qua tại phiên họp tháng 11/2023.

Phương án quy hoạch Thủ đô tập trung xoay quanh 5 trụ cột phát triển: văn hoá, con người và di sản nghìn năm văn hiến; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số; hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại; xã hội số, đô thị thông minh; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để thực hiện tốt Quy hoạch Thủ đô sau khi được phê duyệt, cần có các giải pháp huy động tốt nguồn lực.

Đồ án Điu chỉnh Quy hoạch chung Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài theo đúng định hướng của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sau khi được HĐND thành phố thông qua, Ban cán sự Đảng UBND thành phố sẽ tiếp thu, hoàn thiện Đồ án trình Bộ Xây dựng và Hội đồng thẩm định nhà nước. Thành phố dự kiến sẽ trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2023, trình Bộ Chính trị vào tháng 2/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 31/10, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà đã tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024.

Một số công viên tại quận Cầu Giấy đang bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó nhiều hạng mục công trình còn có thể gây nguy hiểm cho người dân trong khu vực.

Chiều 31/10, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã ký kết phối hợp truyền thông thể dục thể thao, giáo dục thể chất và rèn luyện sức khỏe trên Đài Hà Nội.

Sở Nội vụ phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia và huyện Phúc Thọ tổ chức trao đổi kinh nghiệm cải cách hành chính (CCHC) cho các cán bộ bộ phận Một cửa của 7 huyện, thị xã.

Sáng 31/10, huyện Sóc Sơn đã tổ chức gắn biển 5 công trình thành phố nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Tối 30/10, cụm thi đua số 1 của Mặt trận Tổ quốc TP. Hà Nội gồm các đơn vị: Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàng Mai đã tổ chức vòng sơ kết Cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.