Xây dựng y tế Thủ đô phát triển toàn diện | Hà Nội tin mỗi chiều
Xây dựng y tế Thủ đô phát triển toàn diện
Hôm nay là ngày 27/2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam. Từ xa xưa, nghề thầy thuốc đã là nghề cao quý, được xã hội trân trọng. Đó là nghề gánh trách nhiệm cao cả nắm giữ sinh mạng của con người. Trong một năm suốt 365 ngày, những người thầy thuốc đã làm việc không mệt mỏi, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao để chữa bệnh cứu người.
Thời gian qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, song những thầy thuốc và đội ngũ ngành y Thủ đô cùng với ngành y tế cả nước đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh; chất lượng công tác khám, chữa bệnh được nâng cao. Sự chú trọng đầu tư và làm chủ kỹ thuật, công nghệ, hệ thống thiết bị máy móc hiện đại giúp các bệnh viện công trên địa bàn Thủ đô nâng tầm chuyên môn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu điều trị của người dân. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, và đặc biệt là Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ hàng đầu Việt Nam đã ứng dụng thành công các kỹ thuật khó, tiên tiến trên thế giới.
Gần đây, các bệnh viện tuyến thành phố tích cực hợp tác quốc tế và phối hợp với các cơ sở y tế trong nước để tiếp nhận, chuyển giao, áp dụng thành tựu y học mới trong chẩn đoán và điều trị. Ngoài việc phát triển các kỹ thuật cao, các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô đã xây dựng và triển khai nhiều biện pháp cải cách hành chính, tích cực chuyển đổi số nhằm giảm tỷ lệ chuyển tuyến, làm tốt công tác rà soát, bổ sung danh mục kỹ thuật chuyên môn, triển khai thêm dịch vụ kỹ thuật phục vụ nhu cầu người bệnh. 100% cơ sở y tế triển khai hệ thống khám, chữa bệnh bằng thẻ Bảo hiểm y tế điện tử, lắp đặt thiết bị đọc thẻ Căn cước công dân gắn chíp để người dân sử dụng thay thế cho thẻ Bảo hiểm y tế.
Ngành Y tế Thủ đô định hướng chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân từ tuyến cơ sở, cụ thể là từ trạm y tế xã. Việc phát triển hệ thống y tế cơ sở góp phần quan trọng trong việc quản lý sức khỏe ban đầu cho nhân dân, giảm số bệnh nhân khám, chữa bệnh vượt tuyến, qua đó góp phần giải bài toán quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Các mô hình Trạm Y tế điểm hoạt động theo nguyên lý y học gia đình trên địa bàn Hà Nội đã hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo bệnh nhân tới khám, chữa bệnh thay vì phải vượt tuyến.
Các cơ sở y tế tại các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Phú Xuyên đang triển khai thí điểm mô hình khám, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình, tạo hiệu quả đáng ghi nhận và được nhiều tỉnh, thành phố đến tìm hiểu, học tập. Với mô hình này, người dân được quản lý sức khỏe toàn diện, suốt đời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ. Trong số người sử dụng dịch vụ, có 80% sử dụng dịch vụ tư vấn, dự phòng về sức khỏe; 20% là khám, chữa bệnh. Để phát huy hiệu quả của tuyến y tế cơ sở, hiện ngành Y tế Thủ đô đang tập trung tìm hiểu về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời tháo gỡ, đặc biệt là trong triển khai quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn từng quận, huyện, thị xã; đảm bảo vật tư y tế cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong năm 2023, Sở Y tế Hà Nội xác định mục tiêu chung của toàn ngành trong năm 2024 là phát triển đồng bộ hệ thống y tế chuyên sâu và phổ cập trên địa bàn thành phố, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân Thủ đô. Toàn ngành đặt ra các mục tiêu phấn đấu cụ thể: Giảm 0,1% số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng so với năm trước; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; duy trì chỉ tiêu 100% chất thải y tế nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; trên 70% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; 45% dân số sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến và khám, chữa bệnh từ xa; 90% dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử.
Trên 10,5 triệu lượt người lao động được Công đoàn chăm lo Tết
Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán 2024, có hơn 10,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn hơn 7.000 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết 2023. Trong đó, chi từ nguồn tài chính công đoàn là 3.506 tỷ đồng; kêu gọi xã hội hóa ủng hộ nguồn kinh phí chăm lo 3.519 tỷ đồng, chiếm hơn 50 %. Con số này cho thấy tổ chức công đoàn ngày càng có uy tín, thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, đơn vị tham gia cùng công đoàn trong hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Bên cạnh đó, một số Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh, thành ủy, UBND tỉnh, thành phố, cấp ủy, chuyên môn đồng cấp đối với đoàn viên, người lao động dịp Tết, với tổng số tiền hỗ trợ trên 100 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các cấp công đoàn đã tổ chức hơn 18.700 Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ”, thu hút gần 4 triệu lượt đoàn viên, người lao động tham gia, hơn 2,1 triệu lượt đoàn viên, người lao động được tặng quà tại Chương trình, tổng số tiền gần 1.306 tỷ đồng. Ngoài ra, Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” được đoàn viên, người lao động mong chờ, ủng hộ, trở thành hoạt động nổi bật của các cấp công đoàn trong năm thứ 2 triển khai. Với hình thức trực tiếp và trực tuyến, chương trình thu hút khoảng 390.000 lượt đoàn viên, người lao động tham gia, với kinh phí ước tính trên 120 tỷ đồng.
Đặc biệt, Tổng Liên đoàn tổ chức “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2024”, “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2024” để hỗ trợ miễn phí cho gần 1.300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc làm việc ở các tỉnh phía Nam, có quê ở phía Bắc về quê đón Tết và quay lại nơi làm việc sau Tết, với số tiền hơn 7 tỷ đồng. Các hoạt động chăm lo được tổ chức thiết thực, hiệu quả, thể hiện vai trò, vị thế và tiếp tục khẳng định sự đổi mới thực chất, đi vào chiều sâu, hướng mạnh về cơ sở. Công tác chăm lo Tết của tổ chức Công đoàn đã góp phần động viên người lao động trở lại làm việc sau Tết đúng thời gian. Theo báo cáo của các địa phương, ngành, đến hết ngày 15/2 tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch, khoảng 92% doanh nghiệp, người lao động đã quay lại sản xuất, kinh doanh, làm việc bình thường./.
- FM96 - tiếng nói Hà Nội trong nhịp sống số | Hà Nội tin mỗi chiều
- Người dân Hà Nội có thể đăng ký xe đến chiều 30 Tết | Hà Nội tin mỗi chiều
- Du lịch Việt bội thu dịp Tết Giáp Thìn | Hà Nội tin mỗi chiều
- Người lao động quay lại làm việc sau Tết chiếm tỷ lệ cao | Hà Nội tin mỗi chiều
- Sinh con năm rồng, nhiều 'rồng con' chật vật vào đời | Hà Nội tin mỗi chiều
Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.
Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.
Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.
Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, khi có những tiêu chí thế nào là mê tín dị đoan, Bộ sẽ phát triển các công cụ mà nhìn vào hình ảnh có thể đánh giá được hành vi và báo sang Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xử lý.
0