Xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp nguy cơ mất trắng

Tình trạng xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, đất quy hoạch trong quá khứ đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt tại TP.HCM. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Căn nhà bị chính quyền buộc phải tháo dỡ

Đây là những gì còn sót lại sau khi các căn nhà bị chính quyền buộc phải tháo dỡ do xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của bà Nguyễn Thị Thông và chị Lê Thị Thuỷ Tiên - Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.HCM. Do không nắm được quy định cộng với việc mua bán đất bằng giấy viết tay nên các gia đình đã xây nhà rồi ở nhiều năm mà không nghĩ tới việc sẽ có ngày chính quyền buộc di dời.

Chị Tiên cho biết: "Mình biết đó là đất nông nghiệp, khi ở biết là đất nông nghiệp nhưng một thời gian sau người ta vẫn cho ở thì mình nghĩ mua để sinh sống làm ăn không có vấn đề gì, người dân mới bắt đầu ùn vào mua, khổ nỗi bao nhiêu tiền bạc đã dồn vào đây, bây giờ như này cũng không biết nói sao".

Cô Thông cho biết: "Tôi nghĩ có số nhà, tôi ở từ từ, mai mốt tôi làm lại chứ không biết là đất nông nghiệp. Nhờ chính quyền các cấp cho chúng tôi có nơi ở ổn định, bao nhiêu vốn liếng dồn hết tất cả vào ngôi nhà này mà giờ dập nát hết không có chỗ ở, còn chút đất cũng không bán được".

Nếu người dân tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật khi thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất thì sẽ không có những rủi ro đáng tiếc xảy ra như thế này. Theo lãnh đạo UBND phường Tân Tạo, quận Bình Tân, tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp trên địa bàn đã diễn ra từ nhiều năm trước. Và chỉ riêng tháng qua, chính quyền địa phương đã có tới 150 căn nhà xây trái phép trong các con hẻm ở đường Hồ Văn Long, tỉnh lộ 10 tại phường Tân Tạo, phải tháo dỡ, trả lại hiện trạng.

Bà Hà Thị Hồng Năm - Chủ tịch UBND Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.HCM cho biết: "Đây là vi phạm về đất đai chứ không phải vi phạm về trật tự xây dựng, trải qua rất nhiều thời kỳ từ lãnh đạo đến cán bộ phụ trách địa chính. Quận đang cho kiểm tra những anh chị nào, cán bộ phụ trách địa bàn nào để xử lý theo đúng quy định".

Theo các luật sư, việc xây dựng trên đất nông nghiệp không đúng quy hoạch hoặc các loại đất mà hiện trạng là đất nông nghiệp, người dân sẽ đối diện rất nhiều rủi ro. Nghị định 91 quy định xử phạt mức từ 6-400 triệu đồng, buộc trả lại hiện trạng ban đầu đối với nhà xây trên đất nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước cho phép. Vì vậy, luật sư cho rằng người dân khi mua bán hoặc xây dựng nhà cần tìm hiểu rõ pháp lý, nguồn gốc đất tránh nguy cơ mất trắng vì mua nhầm nhà xây trái phép.

Luật sư Trần Minh Cường - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: "Đa số trong những trường hợp này người dân xây hàng loạt căn nhà nhỏ có kích thước nhỏ trên phần đất nông nghiệp, như vậy rõ ràng giấy chứng nhận là sổ tổng sẽ do chủ nhà giữ và chúng ta chỉ mua thông qua hình thức vi bằng hoặc giấy tay. Việc xây dựng trái phép nhà trên đất nông nghiệp và thực hiện giao dịch là không hợp pháp, không được pháp luật bảo hộ và tồn tại rất nhiều rủi ro đặc biệt rủi ro cao nhất sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ, chúng ta sẽ mất trắng số tài sản này".

Đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên nhiều người lại mong muốn được xây nhà ở trên phần diện tích này bất chấp rủi ro. Thực tế người dân đang phải hứng chịu những thiệt hại khi xây dựng những căn nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Cơ quan chức năng cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn để hạn chế tình trạng này tái diễn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù Hà Nội quyết tâm xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu nhỏ, siêu méo, xử lý nghiêm các trường hợp nhà đất không đủ điều kiện quy định về xây dựng, nhưng sau các dự án, có thể lại xuất hiện thêm những căn nhà như vậy. Tại sao?

Tình trạng khai thác cát đang đe dọa tới sự an toàn của hàng chục hộ dân ở thôn Vân Hội, xã Phong Vân, huyện Ba Vì. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, thống nhất phương án xử lý dứt điểm đối với các vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội kéo dài thời gian vay lên 10-15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3-5% so với vay thương mại.

Nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ của người dân trong trường hợp được cấp không đúng thẩm quyền, sai về diện tích đất hoặc người sử dụng.

Dự án Siêu thị thương mại dịch vụ Bắc Qua nằm trên khu đất vàng rộng gần 2.300m2 tại số 19 Hàng Khoai, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm dù được khởi công từ năm 2011, dự kiến hoàn thành vào Quý I/2013, nhưng cho đến nay dự án vẫn còn vướng mắc nhiều vấn đề pháp lý và chưa thể đi vào hoạt động.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành các quyết định điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị ở quận Thanh Xuân và huyện Đan Phượng.