Xe kinh doanh vận tải kết hợp đưa đón học sinh

Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông mới nhất, Bộ Công an đề xuất xe ô tô kinh doanh vận tải được kết hợp đưa đón học sinh, trẻ em mầm non nhưng phải đáp ứng một số yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn cho các em.

Cụ thể, dự thảo quy định: xe ô tô kinh doanh vận tải được kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non; nhưng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe (nếu là ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên không kể chỗ của người lái xe). Trường hợp chở học sinh tiểu học, trẻ em mầm non phải có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.

Cùng đó có sự phối kết hợp với nhà trường trong việc kiểm soát, quản lý, giám sát học sinh. Người lái xe cũng cần có tối thiểu hai năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.

Xe đưa đón học sinh từ 8 chỗ trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình, lắp thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.

Theo ban soạn thảo, với những đề xuất mới này sẽ giúp xác định rõ và phân biệt loại phương tiện đưa đón học sinh với các loại hình kinh doanh vận tải hành khách khác. Từ đó, có cơ chế để quản lý chặt chẽ hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2025.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030.

Chiều 24/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách. Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025.

Theo Thông tư 47/2024 của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 1 /1/ 2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ không tiếp tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm 15 ngày cho xe ô tô như hiện nay.

Những ngày cuối năm, hoạt động mua bán tại các chợ đầu mối lớn của Hà Nội bắt đầu sôi động hơn, với hàng trăm tấn nông sản, thực phẩm, thủy hải sản… từ các tỉnh lân cận được trung chuyển qua mỗi ngày để cung cấp cho thị trường Thủ đô.

Việc xử lý sai cách dầu ăn đã qua sử dụng không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Khi được tái chế đúng cách, dầu ăn đã qua sử dụng có thể chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học như nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), một phần quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại biến đổi khí hậu.