Xe mô tô, xe gắn máy phải kiểm tra khí thải định kỳ

Đây là đề xuất được đưa ra tại Dự thảo Luật Đường bộ của Bộ Giao thông vận tải để xin ý kiến các bộ ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan.

Báo động ô nhiễm không khí từ xe máy cũ

Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có khoảng 60 triệu xe máy đang lưu thông. Riêng tại Hà Nội, hiện có khoảng 6 triệu xe máy, trong đó có gần 3 triệu chiếc xe máy cũ, sản xuất trước năm 2000. Một nguyên cứu mới đây về tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội cho thấy, ô nhiễm không khí xuất phát từ khí thải của những chiếc xe máy cũ, xe không bảo đảm tiêu chuẩn về khí thải vẫn đang có xu hướng gia tăng.

Theo các chuyên gia về quản lý môi trường, đối với xe cũ, khi đốt cháy nhiên liệu là xăng dầu, sẽ không cháy hết mà xả vào không khí, ngoài chất độc của các khí thông thường còn là muội than rất độc hại. Cùng với đó, tình trạng quá tải giao thông tại các thành phố lớn luôn gây ra tắc đường, ùn ứ khiến lượng khí thải của các phương tiện ra môi trường càng tăng cao.

Kiểm tra khí thải xe máy tại trạm bảo dưỡng

Trong quá trình hoạt động, các phương tiện đã quá cũ sẽ thải ra môi trường một lượng khí thải độc hại cao gấp từ hai đến bốn lần các loại xe mới, được bảo dưỡng định kỳ. Các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường không khí đô thị và là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.

Chất gây ô nhiễm từ khí thải xe máy xâm nhập cơ thể con người gây ra các vấn đề về mắt, hệ thống hô hấp, tim mạch... Những thành phần độc hại trong khí thải xe máy có thể kể đến là carbon dioxide, ngoài ra, còn có các phần tử cực nhỏ là những thành phần lạ có trong khí thải xe máy; các hợp chất hydrocarbons đa vòng là một trong những thành phần khí thải xe máy phổ biến nhất gây ra ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khỏe con người. Với tình hình như hiện nay, các phương tiện giao thông đang là nguồn phát thải chất ô nhiễm lớn và có xu hướng tiếp tục gia tăng.

Tính cấp thiết kiểm tra khí thải mô tô, xe máy định kỳ

Theo Tờ trình Luật Đường bộ, trong luật hiện chưa có cơ chế kiểm soát phương tiện mô tô, xe máy gây phát thải ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông; các hạng mục an toàn chưa cập nhật hết với các thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; chưa làm rõ được trách nhiệm chủ phương tiện, người lái xe về công tác bảo dưỡng định kỳ đối với phương tiện giao thông.

Chính vì vậy, tại chương phương tiện giao thông đường bộ trong dự thảo Luật Đường bộ, gồm 8 Điều (Điều 47 đến Điều 54), ban soạn thảo đã quy định về kiểm tra khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

Cụ thể, tại khoản 10, Điều 49 quy định: "Xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo lộ trình thực hiện và mức tiêu chuẩn khí thải do Thủ tướng Chính phủ quy định".

Điều 51 quy định việc kiểm tra định kỳ khí thải xe mô tô, xe gắn máy (trừ xe mô tô, xe gắn máy thuần điện) được thực hiện tại các trạm kiểm tra khí thải xe mô tô, xe gắn máy đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành.

Trong báo cáo đánh giá tác động chính sách của dự thảo Luật Đường bộ, cơ quan soạn thảo đã đưa ra nhiều phân tích trong việc đề xuất chính sách kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy. Bộ GTVT thừa nhận quy định kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy khiến người sử dụng xe phải bỏ chi phí bảo dưỡng định kỳ cho phương tiện.

Tuy nhiên, chi phí này sẽ được bù đắp được bằng việc giảm chi phí sửa chữa phương tiện cho những hư hỏng phát sinh do thiếu sự kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, tăng hiệu quả khai thác phương tiện (giảm thời gian dừng khai thác phương tiện do hư hỏng, kéo dài tuổi thọ và duy trì khả năng khái thác phương tiện), giảm chi phí nhiên liệu.

Cũng theo tính toán của dự án này, để bù đắp chi phí đầu tư, vận hành trạm kiểm định chi phí kiểm định cho mỗi xe khoảng 35.000 đồng/lần/năm./.

(Nguồn: Báo Giao thông)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoàn thiện mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị, góp phần giải quyết các vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông, mở ra không gian phát triển đô thị, kinh tế - xã hội. Đó là mục tiêu Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô do Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị (MRB) vừa trình UBND Thành phố Hà Nội.

Diễn biến nhập lậu gia cầm vẫn phức tạp, kinh doanh con giống gia cầm nhập lậu công khai nhưng chưa được kiểm soát. Đây là thông tin tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các bên liên quan, bàn giải pháp ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm diễn ra ngày 8/5 tại Hà Nội.

Bộ Giao thông vận tải vừa báo cáo Chính phủ về việc rà soát hệ thống giao thông kết nối các tuyến cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó vốn đầu tư cho việc này lên đến trên 174 nghìn tỷ đồng.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, các trường trung học cơ sở tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025.

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về các dự án, công trình trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì phiên họp thứ 11 của Ban chỉ đạo, nhằm lắng nghe và khắc phục những khó khăn, đặc biệt là trong khâu giải phóng mặt bằng và nguyên vật liệu của các dự án.

Sáng 8/5, dự ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.