Xe tự lái vẫn còn khiến nhiều người e ngại

Không chỉ còn là trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, trong những năm qua, xe ô tô có thể tự lái, tự điều khiển đã không còn xa lạ với thế giới phương tiện. Nhiều hãng xe đã cho ra mắt những mẫu xe có khả năng tự hành, vậy các xe tự lái được chia thành mấy cấp độ, và liệu ở thời điểm hiện tại đã phù hợp với giao thông? Hay phương tiện này sẽ chỉ dành cho tương lai?

Xe tự lái hay còn gọi là xe tự hành là loại phương tiện tự lái được trang bị cảm biến, camera, radar, GPS và trí tuệ nhân tạo - AI để có thể tự động điều khiển và di chuyển để giảm hoặc không cần sự can thiệp của con người. Loại xe này có khả năng đọc và phân tích dữ liệu từ môi trường xung quanh để đưa ra quyết định chính xác về tốc độ, hướng đi và tránh các vật cản trong quá trình di chuyển.

Phương tiện tự lái được trang bị cảm biến, camera, radar, GPS và trí tuệ nhân tạo - AI

Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tự lái được các hãng xe ô tô tiến hành từ lâu, đến năm 2018 đánh dấu bước ngoặt Google, Apple và các hãng công nghệ lớn nhảy vào cuộc đua này. Điều đó cho thấy sức hút của hệ thống xe tự lái trong tương lai khi thị trường của dòng xe này vẫn là một mảnh đất màu mỡ.

Google, Apple và các hãng công nghệ lớn nhảy vào cuộc đua ứng dụng công nghệ tự lái.

Hiện nay, có 6 cấp độ xe tự hành được xác định bởi Hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ

Có 6 cấp độ xe tự hành được xác định bởi Hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ

Cấp độ 0 - Không có chức năng tự lái: Xe chỉ có một số hệ thống hỗ trợ lái như hệ thống cảnh báo va chạm, giám sát tốc độ và khoảng cách giữa các xe.

Cấp độ 1 - Hỗ trợ người lái: Xe có khả năng tự động hóa một số chức năng như: Duy trì tốc độ và khoảng cách với xe trước, tuy nhiên người lái vẫn phải kiểm soát toàn bộ tình huống lái xe.

Cấp độ 2 - Tự lái một phần: Xe có khả năng tự điều khiển tốc độ, giảm tốc độ, đổi hướng và đỗ xe trong một số trường hợp nhất định, nhưng người lái vẫn phải can thiệp khi cần thiết.

Cấp độ 3 - Tự lái có điều kiện, có người lái: Xe có khả năng tự hành trong một số điều kiện nhất định như đường cao tốc hoặc địa hình khó khăn, nhưng vẫn cần sự giám sát của lái xe.

Cấp độ 4 - Tự lái có điều kiện, không người lái: Xe có khả năng tự động lái và giám sát tình huống một cách độc lập, nhưng chỉ có thể hoạt động trong những điều kiện đường xá nhất định.

Cấp độ 5 - Tự lái hoàn toàn, không người lái: Xe có khả năng tự lái hoàn toàn mà không cần bất kỳ sự giám sát nào của con người.

Những xe đang được phép lưu hành hiện nay đa phần là ở mức từ bậc 0 đến 3, chỉ hỗ trợ người lái xe một phần ngoại trừ một số nơi trên thế giới có quy định pháp lý và dành riêng cho các xe dịch vụ công cộng. Một trong những tính năng mà người ta kỳ vọng ở xe tự lái đó là việc giảm thiểu tai nạn giao thông bởi tính năng tự động dự đoán và tránh các vật cản bất ngờ mà người lái không kịp phản ứng chỉ trong một phần vài giây, giúp lưu thông trên đường một cách an toàn.

Xe tự lái được kỳ vọng sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông.

Tuy nhiên ngoài những lợi ích mà xe tự lái mang lại, loại phương tiện này cũng có những nhược điểm như: Giá thành đắt đỏ và quy định pháp lý tại các quốc gia đang chưa đầy đủ để áp dụng cho loại xe này.

Bên cạnh đó, các hãng xe vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm nên khuyết điểm như khả năng nhận dạng đối tượng, phán đoán và phản ứng trước tình huống bất ngờ, thời tiết xấu,...vẫn còn chưa thực sự hoàn thiện. Dù không thể loại trừ trường hợp người lái hoàn toàn mất kiểm soát.

Phân tích của Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc Hoa Kỳ chỉ ra rằng, lỗi điều khiển là nguyên nhân gây ra 9/10 vụ tai nạn và xe tự lái chỉ có thể ngăn được 1/3 số vụ tai nạn. IIHS đã tiến hành điều tra 5.000 vụ tai nạn được cảnh sát ghi chép và xếp loại các nhóm hành vi gây tai nạn. Kết quả cho thấy, một chiếc xe tự lái được lập trình để tránh các lỗi liên quan đến việc dự đoán và ra quyết định của người lái. Dù vậy trong nhiều trường hợp, những chiếc xe tự lái này lại ưu tiên sự thuận tiện và vận tốc hơn là phòng tránh va chạm.

Những chiếc xe tự lái này lại ưu tiên sự thuận tiện và vận tốc hơn là phòng tránh va chạm.

Tai nạn nghiêm trọng đầu tiên do xe tự lái gây ra xảy ra vào ngày 18/3/2018. Đó là chiếc xe tự lái thử nghiệm Volvo XC90 của hãng Uber do tài xế Rafaela Vasquez cầm lái đã đâm tử vong một phụ nữ băng qua đường. Người phụ nữ tên là Elain Herzberg 49 tuổi băng qua trước mũi xe và bị đâm chết.

Chỉ một tuần sau đó, một tai nạn thương tâm khác liên quan đến xe tự hành lại diễn ra, mẫu xe điện tự hành Tesla Model X gặp nạn khi đang lưu thông trên cao tốc 101 ở Mountain View (California).

Và mới nhất vào đầu năm nay,  một chiếc xe ô tô Tesla Model 3 có chức năng tự lái đã gây tai nạn ở Trung Quốc sau khi phóng với tốc độ cao - có vẻ gần như hoàn toàn bị mất kiểm soát - khiến ai nhìn cũng thấy sợ hãi. Vụ việc này càng khiến nhiều người đặt ra câu hỏi rằng máy móc làm thay con người có phải là lựa chọn tốt hay không.

Một chiếc xe ô tô tự lái đã gây tai nạn ở Trung Quốc sau khi phóng với tốc độ cao.

Vì đã có một vài tai nạn đáng tiếc xảy ra nên đã có nhiều khách hàng e ngại về xe tự lái. Theo khảo sát của một số nhà nghiên cứu năm 2017 có 63% tài xế nói rằng họ cảm thấy không an toàn khi ngồi trên một chiếc xe tự lái, đến năm 2018 con số này tăng lên 73%. Đặc biệt, số lượng người trẻ tuổi (thuộc thế hệ 8X, 9X) không tin tưởng xe tự lái tăng từ 49% lên 64%. Trong khi một nghiên cứu khác không đề cập cụ thể đến vụ tai nạn chết người, AAA nhận được kết quả 63% người lái xe ở Mỹ sẽ cảm thấy lo lắng, 26% cảm thấy bình thường và 9% cảm thấy an toàn khi xe tự lái đi cùng đường với người đi xe đạp hoặc đi bộ.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, năm 2022, cả nước xảy ra 11.450 vụ tai nạn giao thông, trong đó, 6.384 người tử vong, bị thương 7.804 người với chi phí thiệt hại lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Tương lai với sự hỗ trợ của xe tự hành sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này, các hãng xe trong và ngoài nước hiện cũng đã trang bị hệ thống tự hành cấp độ thấp. Dù vậy với giao thông Việt Nam, việc triển khai và thí điểm loại hình xe này trong thực tế vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi có sự đầu tư lớn về nguồn lực và thời gian. Các nhà nghiên cứu cho biết điều cần thiết nhất mà người lái xe cần làm là sự tập trung khi lái xe. Và công nghệ xe tự lái hoàn toàn trên thế giới theo dự báo sẽ chỉ thực sự sẵn sàng vào năm 2035.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Honda là một thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn, đặc biệt tại Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây hãng xe Nhật Bản đã vướng phải một đợt gọi sửa chữa khoảng hơn 14.000 chiếc ô tô tại nước ta do lỗi bơm xăng.

Chiếc Batur Convertible của hãng Bently vừa mới được ra mắt. Đây là mẫu xe Bentley cuối cùng còn sử dụng động cơ W12 và chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn 16 chiếc.

Thương hiệu xe sang của nước Anh Rolls-Royce vừa cho ra mắt mẫu Cullinan Series II. Phiên bản mới này được tinh chỉnh về thiết kế, có hai lựa chọn động cơ, đặc biệt tập trung vào tính cá nhân hóa cho khách hàng.

Trong tháng 5 này, Mitsubishi sẽ tăng cường các chương trình ưu đãi. Nhiều mẫu xe được ưu đãi 100% lệ phí trước bạ.

Các diễn đàn về ô tô nhiều ngày qua sôi động hơn bởi những cuộc thảo luận, sau khi VinFast công bố giá của mẫu xe VF3. Một trong những chủ đề được quan tâm nhiều là đối thủ trực tiếp của VF3 - Wuling HongGuang Mini EV sẽ xoay sở ra sao khi VF3 vượt trội hơn hẳn.

Hàng trăm nghìn xe Mercedes-Benz với nhiều mẫu mã khác nhau đang bị gọi sữa chữa trên toàn cầu do lỗi hệ thống điện dưới ghế ngồi hành khách. Trong đó, có gần 1.900 xe do Mercedes-Benz được Việt Nam nhập khẩu, phân phối.