Xem 'Chuyện phố Hàng' ở 87 Mã Mây
Lấy cảm hứng từ hình ảnh và những câu chuyện về Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, “Chuyện phố Hàng” tái hiện không gian và đời sống sinh hoạt của một gia đình trung lưu người Hà Nội những năm 1930 thế kỷ trước. Các nghệ sĩ hóa thân thành các nhân vật, thông qua sân khấu hóa, biểu diễn nghệ thuật hát, múa truyền thống, kết hợp với kỹ xảo âm thanh, ánh sáng và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, đưa khán giả trở về với quá khứ.
Trải nghiệm chương trình, khán giả được cảm nhận đầy đủ các giác quan, từ mùi hương của các dược liệu, xem hoạt cảnh về một gia đình làm nghề thuốc cứu người.
Đạo diễn - NSƯT Lê Ánh Tuyết, người phụ trách đoàn ca múa nhạc Nhà hát Tuổi trẻ, chia sẻ: "Câu chuyện của chúng tôi cũng rất đơn giản. Một ngày làm việc, một nếp sinh hoạt thường ngày sẽ diễn ra tại không gian dù khá chật hẹp nhưng tạo ra rất nhiều lớp sân khấu có chiều sâu để cho chúng tôi được thể hiện. Bằng ngôn ngữ hình thể, chúng tôi đã thể hiện nét sinh hoạt của người Hà Nội. Chúng tôi chỉ sử dụng ngôn ngữ hình thể là bởi thông qua ngôn ngữ hình thể, du khách nước ngoài cũng có thể hiểu được câu chuyện mà không cần phải thoại, không cần phải dịch".
Chương trình thực cảnh “Chuyện phố Hàng” nằm trong dự án xây dựng chuỗi hoạt động biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của khu phố cổ, góp phần vào việc triển khai thực hiện công nghiệp văn hóa, tăng sức hút cho du lịch Thủ đô.
Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, cho biết: "Chúng tôi giới thiệu câu chuyện về một nhà thuốc đông y đã từng có và từng diễn ra, từng sinh sống tại chính Ngôi nhà di sản 87 giai đoạn những năm 1905. Chúng tôi tái hiện hình ảnh gia đình nhà thuốc, đồng thời cũng mong muốn câu chuyện "chuyện phố Hàng" sẽ được diễn ra rất nhiều tua thực cảnh. Chúng tôi đã phối hợp với các nhóm nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ cũng như nhà thuốc đông y và có cả những đạo diễn để thu hút được nhiều hơn khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ".
Theo kế hoạch, sau chương trình “Chuyện phố Hàng” kể về nghề làm thuốc, ê kíp sẽ thực hiện các số kể về những phố nghề khác của 36 phố phường Hà Nội. Qua chương trình, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội mong muốn lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống; từng bước kích cầu, thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận Hoàn Kiếm và thành phố Hà Nội.
Dự kiến, Ban tổ chức sẽ khai thác chương trình thực cảnh này vào ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
0