Xem xét trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân đầu tư công

Đã qua 6 tháng đầu năm nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn thành phố Hà Nội mới đạt hơn 21%. Nguyên nhân chủ yếu của việc giải ngân thấp là từ khâu tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đến công tác chỉ đạo chưa quyết liệt, dẫn đến kết quả không được như kỳ vọng.

Huyện Mỹ Đức có hơn 100 dự án đầu tư công triển khai trong năm 2024. 6 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công toàn huyện mới đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 16%.

Ông Vương Quang Hợp, Phó giám đốc Ban quản lý dự án huyện Mỹ Đức, cho rằng: "Thời tiết mưa nhiều không ủng hộ cho việc thi công nên ảnh hưởng đến các dự án."

Không chỉ Mỹ Đức, rất nhiều địa phương tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp. Huyện Thanh Oai đang triển khai hàng trăm dự án trọng điểm. Tuy nhiên giải ngân đầu tư của huyện mới chỉ đạt hơn 18%.

Ông Bùi Văn Sáng, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai, cho biết: "Công tác giải phóng mặt bằng với Thanh Oai gặp nhiều khó khăn. Việc xác định giá đất, phê duyệt giá đất, chúng tôi đang phải triển khai quyết liệt trong thời gian tới".

Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công năm 2024 của thành phố Hà Nội trên 81.000 tỷ đồng, nhưng đến ngày 15/6, tỷ lệ giải ngân mới đạt trên 17.100 tỷ đồng, tương đương 21,2% kế hoạch thành phố và Trung ương giao.

Phát biểu tại hội nghị Ban chấp hành đảng bộ thành phố tuần vừa qua, Phó bí thư Thường trực Thành ủy yêu cầu các địa phương phải có giải pháp căn cơ, triển khai đồng bộ và khẩn trương để việc giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo tiến độ. Đặc biệt, phải xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương.

"Cần có giải pháp mang tính đột phá, tháo gỡ cho những điểm nghẽn có tính chủ quan. Người đứng đầu cần nêu cao trách nhiệm, tập trung cao độ, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu năm 2024" - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu.

Mục tiêu của thành phố là giải ngân hơn 95%.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã hình thành năm chuyên đề nhằm tập trung giải ngân vốn đầu tư công. HĐND thành phố cũng đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024, kế hoạch năm 2025.

Mục tiêu của thành phố là giải ngân hơn 95%. Chính vì vậy, những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá, người dân còn chưa đồng thuận với phương án bồi thường tái định cư, cần phải được giải quyết triệt để.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với lợi thế về đất đai, Hà Nội có trên 7.800 ha trồng bưởi. Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ người dân sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ, VietGAP… cho giá trị kinh tế cao, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, liên kết với doanh nghiệp, siêu thị đưa vào các kênh phân phối hiện đại.

Sáng 2/1, lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2025 đã diễn ra tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã giao nhiều nhiệm vụ trọng điểm cho ngành chứng khoán trong năm 2025.

Bước vào năm 2025, kinh tế thế giới tiếp tục đối diện với nhiều thách thức và cơ hội mới. Câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư nên lựa chọn kênh nào để đầu tư trong năm tới đây?

Theo Nghị định 180 của Chính phủ, một số mặt hàng và dịch vụ đã chính thức được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng đến hết 30/6/2025.

Lần đầu tiên sau gần 2 năm, thị trường nhà ở của Australia bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.

Hôm nay, 2/1, thị trường chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của năm 2025 trong không khí ảm đạm, khi nhà đầu tư vẫn thận trọng trước viễn cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và chính sách thắt chặt tiền tệ từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).