Xét xử hai cựu Bộ trưởng trong đại án Việt Á

Trong số 38 bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á, có ba cựu Ủy viên Trung ương, hai trong số này từng giữ chức Bộ trưởng.

Sáng 3/1, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt cùng hai cựu Bộ trưởng và 35 bị cáo liên quan trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (Việt Á). Phiên toà dự kiến diễn ra trong 20 ngày.

Phiên tòa có 9 kiểm sát viên thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử, bao gồm cả các kiểm sát viên dự khuyết. Hơn 70 luật sư sẽ tham gia phiên tòa để bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt. Ảnh: CAND

Trong vụ án này, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bị đưa ra xét xử về tội "Nhận hối lộ". Bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á) bị truy tố hai tội danh "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và cựu Thứ trưởng Phạm Công Tạc bị truy tố cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

34 bị cáo tiếp theo lần lượt bị truy tố về các tội: Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Theo cáo trạng, khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ và Bộ KH&CN giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: CAND

Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit test, sau đó chiếm đoạt, biến kit test thành sản phẩm của công ty để sản xuất, tiêu thụ, Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó vụ trưởng Vụ KH&CN thuộc Bộ KH&CN) để Việt Á được Bộ KH&CN phê duyệt tham gia, phối hợp Học viện Quân y thực hiện đề tài.

Phan Quốc Việt sau đó đề nghị Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ), Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế) can thiệp, tác động, chỉ đạo để Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test Covid-19.

Cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh. Ảnh: CAND

Khi Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 kit test cho Bộ Y tế, Việt Á đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/kit test không có căn cứ.

Hồ sơ vụ án thể hiện, trong quá trình phạm tội, Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế) 2,25 triệu USD; Nguyễn Huỳnh (thư ký của bị can Long) 4 tỷ đồng; Nguyễn Minh Tuấn (cựu vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế) 300.000 USD; Trịnh Thanh Hùng (cựu Vụ phó Vụ KH&CN) 350.000 USD; Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế) 100.000 USD.

Ngoài ra, Phan Quốc Việt còn chi tiền "cảm ơn" cho bị cáo Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) 200.000 USD và cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh 200.000 USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.