Xét xử nhóm hacker phát tán mã độc, thu lời bất chính

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa tuyên án nhóm hacker phát triển và phát tán mã độc để chiếm đoạt thông tin, thu lời bất chính hơn 14 tỷ đồng.

Ngày 15 và 16/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Văn Anh (sinh năm 1994, ở tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), Nguyễn Đức Hiếu (sinh năm 1996, nhân viên Công ty chứng khoán), Đỗ Khắc Tiến (sinh năm 1996, trú tại xã Đông Kết, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) và 10 bị cáo khác về tội "Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác" theo quy định tại Điều 289 - Bộ luật Hình sự.

Tòa đã tuyên phạt hai bị cáo: Nguyễn Văn Anh và Nguyễn Đức Hiếu cùng lĩnh 4 năm 6 tháng tù. Các bị cáo còn lại bị phạt các mức án từ 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 3 năm tù.

Toàn cảnh phiên tòa xét xử nhóm hacker (Ảnh: Hà Nội mới)

Theo cáo trạng, Tiến và Văn Anh có mối quan hệ quan biết với nhau. Tháng 2/2023, Đỗ Khắc Tiến gặp Nguyễn Văn Anh để trao đổi, bàn bạc về cách thức sử dụng phần mềm độc hại (mã độc) có tính năng xâm nhập trái phép vào phương tiện điện tử của người khác.

Nhận được file chứa “mã độc” do Tiến gửi, Văn Anh đã gửi cho Nguyễn Đức Hiếu - người có kiến thức, trình độ về công nghệ thông tin. Văn Anh đề nghị Hiếu phân tích, phát triển thành “mã độc” tương tự và tạo ra các file gắn “mã độc” ẩn dưới dạng file văn bản: word, excel, pdf... để đưa lên trang “Linkedin.com”.

Mục đích để xâm nhập trái phép vào phương tiện điện tử của người khác, lấy cắp thông tin tài khoản Facebook nhằm quảng cáo bán hàng, thu lợi bất chính. Đổi lại, Văn Anh trả cho Hiếu 30% số tiền thu lợi từ quảng cáo bán hàng.

Thực hiện yêu cầu, Hiếu đã phát triển, hoàn thiện chương trình "mã độc" có các chức năng: Tự động xâm nhập vào máy tính người khác; tự động thu thập thông tin máy tính, thông tin tài khoản lưu trên trình duyệt máy tính, thông tin tài khoản Facebook…

Sau khi Nguyễn Đức Hiếu phát triển, hoàn thiện chương trình "mã độc", Nguyễn Văn Anh đã bàn và thống nhất với 10 người khác, chia thành 7 nhóm để thực hiện hành vi sử dụng, phát tán mã độc, xâm nhập trái phép vào phương tiện điện tử của người khác, lấy cắp dữ liệu… Nhóm này đã thu lợi bất chính hơn 14 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 11/2023

Hội đồng xét xử xác định, trong vụ án này, bị cáo Văn Anh giữ vai trò tổ chức, phân công các đồng phạm khác chia thành các nhóm để thực hiện, hưởng lợi bất chính hơn 2,7 tỷ đồng. Nguyễn Đức Hiếu có hành vi xây dựng, chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm độc hại và gắn phần mềm độc hại vào các file kịch bản cho đồng phạm khác sử dụng, hưởng lợi hơn 3,7 tỷ đồng…

hinh anh tac gia

thikimoanh.nguyen@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/9, phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đã phối hợp Công an TP. Thủ Dầu Một bắt quả tang và tạm giữ 04 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép số lượng lớn pháo hoa nổ.

TAND TP. HCM xác định trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - những con số rất lớn trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.

Ngày 18/9/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng có hành vi án mua bán người xuyên quốc gia.

Ngày 19/9, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam đã ra tù sau khi được Hội đồng xét duyệt giảm án đồng ý cho giảm toàn bộ thời gian còn lại của mức án.

Ngày 19/9, TAND TP. HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 đại án Vạn Thịnh Phát. Ở phiên tòa này, bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm hầu tòa với 3 tội danh.

Sáng nay (19/9), TAND TP. HCM bắt đầu đưa vụ án Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm ra xét xử (giai đoạn 2). So với giai đoạn đầu, các cáo buộc phạm tội mới trong giai đoạn này phơi bày những thủ đoạn tinh vi hơn của các bị cáo và tính chất đặc biệt phức tạp của vụ án.