Xét xử sơ thẩm đại án Vạn Thịnh Phát từ 5/3

Ngày 5/3, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và 11 đồng phạm. Phiên toà sẽ triệu tập khoảng hơn 2.400 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng 86 bị cáo, gần 200 luật sư.

Bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm bị buộc tội "Tham ô tài sản" theo khoản 4, Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, với mức án từ 20 năm tù, chung thân đến tử hình. Ngoài ra, còn nhiều bị cáo khác bị xét xử về các tội gồm: Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Bà Trương Mỹ Lan và một số đồng phạm liên quan tới vụ án | Ảnh: CACC.

Phiên tòa do Chánh tòa hình sự Phạm Lương Toản làm chủ tọa. Hợp thành Hội đồng xét xử còn có thẩm phán Lê Công Huân và 3 hội thẩm nhân dân.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công 10 kiểm sát viên thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM sẽ giữ quyền công tố tại tòa.

Bị hại trong vụ án là Ngân hàng SCB và bà Trương Mỹ Lan, khi bà này bị đại gia Nguyễn Cao Trí chiếm đoạt số tiền lên đến 1.000 tỷ đồng. Phiên tòa có sự tham dự của gần 200 luật sư bào chữa, bảo vệ cho các bị cáo và bị hại. Bà Mỹ Lan có 5 luật sư bào chữa, ông Nguyễn Cao Trí có 7 luật sư bào chữa.

Theo hồ sơ vụ án, trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã thực hiện quá trình thâu tóm và nắm giữ cổ phần của Ngân hàng Thương mại Cổ phần (SCB) trong khoảng từ 85% đến 91,5%. Do đó, bị can đã trở thành cổ đông chiếm "quyền lực", có khả năng chỉ đạo, điều hành, và thao túng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB để phục vụ cho những mục đích cá nhân và doanh nghiệp của mình.

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đồng phạm bị buộc tội thực hiện một chuỗi các hành vi không đạo đức, bao gồm: Tuyển chọn và bố trí nhân sự thân tín vào các vị trí chủ chốt trong Ngân hàng SCB; Thành lập các đơn vị thuộc Ngân hàng SCB chuyên trách cho vay và giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan; Thành lập và sử dụng hàng nghìn công ty "ma", thuê nhiều cá nhân để thực hiện các hành động phạm pháp; Câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện các tội phạm.

Trụ sở Vạn Thịnh Phát tại 193 - 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Q.1, TP.HCM VTP

Trong khoảng 10 năm liên tục từ năm 2012 đến 2022, SCB đã giải ngân cho tổng cộng 1.366 khách hàng, trong đó có 710 cá nhân và 656 tổ chức. Nhóm của bà Lan chiếm đến hơn 2.500 khoản vay tại SCB, với tổng số tiền giải ngân lên đến hơn 1.066.000 tỷ đồng. Số tiền này chiếm 93% tổng số tiền cho vay, trong khi 7% còn lại thuộc về nhóm khách hàng thông thường.

Đến năm 2022, trong nhóm khách hàng của bà Lan, 875 người với khoảng 1.300 khoản vay vẫn còn dư nợ tại SCB lên đến hơn 677.000 tỷ đồng (bao gồm 483.000 tỷ đồng dư nợ gốc và 193.000 tỷ đồng tiền lãi). Tất cả các khoản nợ này thuộc nhóm không có khả năng thu hồi.

Để che giấu việc rút tiền và tránh bị phát hiện, bà Lan đã chỉ đạo cán bộ trong SCB chuyển tiền giải ngân vào các công ty "ma", sau đó thực hiện rút tiền mặt để ngăn chặn việc theo dõi của cơ quan chức năng.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo tạo 916 hồ sơ vay vốn khống của SCB với tổng giá trị là 545.000 tỷ đồng và chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Lan còn phải đối mặt với cáo buộc gây thiệt hại về tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỷ đồng.

Nhóm 7 lãnh đạo cấp cao của SCB đang bị truy nã | Ảnh: CACC.

Sự kiện đã gây chú ý lớn từ dư luận khi hơn 2.400 người có liên quan được triệu tập, bao gồm các đối tượng thuộc nhóm cán bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần (SCB) (316 người), nhóm cá nhân liên quan đứng tên trong các công ty, là người vay mượn hoặc đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB, tham gia quá trình nộp rút tiền (1.153 người). Ngoài ra, còn có nhóm người liên quan là các pháp nhân trong danh sách đứng tên vay và nhận tiền tại SCB (692 người), nhóm cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước (42 người) và nhóm người liên quan khác (201 người).

Ngoài ra, tòa cũng triệu tập một số người phiên dịch do bị cáo Chu Nap Kee Eric (chồng bà Lan) có quốc tịch Trung Quốc.

Trong số 86 bị cáo, có 5 người đang bỏ trốn và sẽ bị xét xử vắng mặt. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 29/4.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội đã tạo môi trường thuận lợi cho các hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, một số cá nhân, tổ chức kinh doanh trên nền tảng này đã cố tình không kê khai, nộp thuế, che giấu doanh thu, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, làm thất thoát ngân sách Nhà nước. Đã đến lúc các hành vi trốn thuế này cần bị xử lý nghiêm.

Đối tượng Nguyễn Hồng Nhung khai nhận đi lên phố cổ quận Hoàn Kiếm chụp ảnh thì thấy một đoàn xe đi qua liền đuổi theo xem có ai quen không? Thấy cả đám hô chạy thì Nhung cũng chạy theo vì không đội mũ bảo hiểm và đã gây ra tai nạn cho chị N.N.Q.

Tình huống được camera hành trình ghi lại vào tối ngày 2/11 trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Chiếc xe máy đi ngược chiều phóng nhanh ở làn đường cho phép ô tô đi với tốc độ tối đa 120km/h.

Tại phiên phúc thẩm giai đoạn 1, ngoài kháng cáo bản án tử hình về hành vi tham ô gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng của SCB, bà Trương Mỹ Lan xin tòa phúc thẩm miễn 673 tỷ đồng án phí.

Chiều 4/11, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an huyện Tân Biên sang hỗ trợ chữa cháy tại một casino khu vực biên giới ở nước bạn Campuchia, cứu 4 người bị thương.

Vì thiếu quan sát khi di chuyển trên Đại lộ Thăng Long, lái xe ô tô đã đâm mạnh vào một xe máy đang rẽ trái khiến người này bị ngã xuống đường.