Xét xử 'trùm' kit test Việt Á Phan Quốc Việt

Sáng nay (27/12), Tòa án Quân sự Thủ đô mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Phan Quốc Việt (Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á) và 6 bị cáo liên quan. Cơ quan tố tụng của Quân đội sẽ xem xét hành vi phạm tội của các bị cáo liên quan đến Học viện Quân y. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong ba ngày liên tục.

Tại phiên tòa này, hai bị cáo bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó vụ trưởng Vụ Các ngành Kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học Công nghệ) và Hồ Anh Sơn (cựu Thượng tá, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học quân sự, Học viện Quân y).

Bị cáo Hồ Anh Sơn. Ảnh: ANTĐ

Ba cựu sĩ quan Học viện Quân y khác bị truy tố tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” là Nguyễn Văn Hiệu (cựu Đại tá, Trưởng phòng Trang bị Vật tư); Ngô Anh Tuấn (cựu Thiếu tá, Trưởng phòng Tài chính); Lê Trường Minh (cựu Thiếu tá, Trưởng ban Hóa dược).

Hai bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty Việt Á), bị truy tố về cả hai tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; Bị cáo Vũ Đình Hiệp (Phó tổng giám đốc Việt Á) bị truy tố tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bị cáo Phan Quốc Việt. Ảnh: ANTĐ.

Chủ tọa phiên tòa là Trung tá, Thẩm phán Vũ Đức Việt; Thẩm phán thứ hai là Thượng tá Đoàn Thị Phương. Trong thành phần Hội đồng xét xử (HĐXX) còn có ba Hội thẩm quân nhân lần lượt là Thượng tá Doãn Minh Đức, Thượng tá Lâm Văn Duẩn và Thượng tá Vũ Quang Minh.

Tòa án Quân sự Thủ đô còn bố trí các thẩm phán và hội thẩm quân nhân sự khuyết. Thư ký phiên tòa Trung úy Trần Doãn Hưng (cán bộ Tòa án Quân sự Thủ đô).

Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tòa có hai Kiểm sát viên quân sự, thuộc Viện Kiểm sát Quân sự Thủ đô lần lượt là Trung tá Ngô Quang Huy và Đại úy Tạ Thị Thúy Hòa.

Tại phiên xét xử, có 13 luật sư tham gia phiên tòa để bào chữa cho các bị cáo. Ngoài ra còn có các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn dân sự và các đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trong vụ án này, Học viện Quân y được xác định là bị hại và Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á là bị đơn dân sự. Mở tòa xem xét tội trạng của Phan Quốc Việt cùng 6 bị cáo liên quan, Tòa án Quân sự Thủ đô còn triệu tập hàng chục tổ chức, cá nhân là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và nhân chứng.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, khi dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ngoài và có nguy cơ cao lây lan vào Việt Nam, Ban Giám đốc Học viện Quân y có văn bản gửi Bộ Khoa học Công nghệ về việc đề xuất nhiệm vụ phát triển kit chẩn đoán viêm phổi do vi rút corona.

Do vụ lợi cá nhân nên từ tháng 1/2020, Trịnh Thanh Hùng đã thông đồng với Phan Quốc Việt và Hồ Anh Sơn để đưa Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) vào tham gia đề tài với vai trò là cơ quan phối hợp, sản xuất 20.000 kit xét nghiệm thử nghiệm và sau đó để Việt Á được cấp phép, sản xuất thương mại trái pháp luật bộ kit.

Bị cáo Trịnh Thanh Hùng. Ảnh: ANTĐ.

Ngày 6/2/2020, Học viện Quân y ký hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ với Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước và Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ Khoa học Công nghệ với tổng kinh phí đề tài là gần 19 tỷ đồng.

Quá trình nghiên cứu đề tài, Trịnh Thanh Hùng, Hồ Anh Sơn, Phan Quốc Việt xác định kit Công ty Việt Á cung cấp tốt hơn nên Hùng, Sơn, Việt thống nhất không đặt vấn đề Học viện Quân y chuyển giao quy trình nghiên cứu của mình để Công ty Việt Á sản xuất 20.000 kit test thử nghiệm. Việt cũng không yêu cầu Học viện Quân y chuyển giao quy trình nghiên cứu để Công ty Việt Á sản xuất 20.000 kit test thử nghiệm theo nhiệm vụ của đề tài.

Cáo trạng xác định, Hồ Anh Sơn là người lợi dụng chức vụ quyền hạn, vụ lợi cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và là người thực hành tích cực. Ngoài ra, bị cáo Sơn còn bị cáo buộc là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vụ lợi cá nhân trong việc mua, bán tăm bông, ống môi trường dán nhãn Viện nghiên cứu y dược học quân sự (Học viện Quân y) và cung cấp cho Việt Á để bán cho các cơ quan, tổ chức sử dụng phòng chống dịch, qua đó được hưởng lợi trái phép hơn 2,1 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau những tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, cơ quan chức năng đã cấm các xe tải nặng, xe khách trên 30 chỗ và bổ sung thêm những điểm dừng nghỉ để đảm bảo an toàn. Ngày 15/5, một lái xe tải tiếp tục bị xử phạt vì lỗi vượt ẩu.

Chiều 16/5, phiên xét xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng 10 bị cáo khác liên quan đến đại án Việt Á đã kết thúc phần xét hỏi. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao đánh giá cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhận số tiền hối lộ 2,25 triệu USD là đặc biệt nghiêm trọng nên không có lý do để chấp nhận kháng cáo.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 70, đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, khởi công từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang, chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành.

Vào khoảng 14h ngày 15/5 trên Quốc lộ 38 đoạn qua huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, một bà cụ đã đi bộ đến giữa đường nhưng tài xế ô tô gắn camera hành trình vẫn không hề có dấu hiệu giảm tốc hoặc dừng xe nhường đường cho bà cụ.

Sáng ngày 16/5, Toà án nhân dân huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai mở phiên xét xử sơ thẩm vụ xe khách Thành Bưởi vượt trái gây tai nạn làm 9 người thương vong.

Hôm nay ngày 16/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo trong vụ kít xét nghiệm Việt Á có kháng cáo tiếp diễn. Ngay trước đó, Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã trả lời thẩm vấn.