Xét xử vụ án Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh

TAND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định xét xử đối với các bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt hơn 8 ngàn tỉ đồng, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh vào ngày 19/3 tới đây. Dự kiến kéo dài trong 20 ngày.

Theo thông tin được ghi nhận, ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh - bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; con trai ông Dũng là Đỗ Hoàng Việt - Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh cũng bị xét xử cùng tội danh trên. Cả hai cùng bị cáo buộc thao túng trái phiếu, lừa đảo chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của hơn 6.600 nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, tòa án cũng đưa các bị cáo ra xét xử gồm: Nguyễn Mạnh Hùng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt); Trần Hồng Sơn (chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil), Nguyễn Khoa Đức (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Cung Điện Mùa Đông), Lê Văn Thịnh (phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh) và Phùng Thế Tính (cựu giám đốc tài chính kế toán của Tân Hoàng Minh)…

Phiên toà xét xử vụ án sẽ diễn ra từ ngày 19/3 do Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn làm chủ tọa

Phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 19/3 và dự kiến kéo dài 20 ngày. HĐXX trong vụ án gồm 5 thành viên, do Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn làm chủ tọa. Thực hành quyền công tố là 5 Kiểm sát viên, thuộc Viện KSND TP Hà Nội. Bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Dũng có luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội); bị cáo Đỗ Hoàng Việt được luật sư Nguyễn Văn Tú bào chữa.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, Công ty Tân Hoàng Minh được thành lập năm 1993, trụ sở chính tại 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1 (TP.HCM), có vốn điều lệ 10.000 tỉ đồng. Để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, ông Dũng thành lập thêm 45 công ty rồi chỉ định người nhà hoặc cá nhân, pháp nhân liên quan đến Tân Hoàng Minh đứng tên pháp nhân. Tuy nhiên trên thực tế, các công ty này đều hoạt động dưới sự chỉ đạo xuyên suốt của Đỗ Anh Dũng - cáo trạng nêu.

Đầu năm 2021, tài chính của Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn về tài chính, nợ ngân hàng gần 20.000 tỉ đồng. Để tháo gỡ khó khăn, ông Dũng chỉ đạo con trai mình tìm cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để huy động vốn.

Và thế, ba công ty con được Tân Hoàng Minh dùng để phát hành trái phiếu là Công ty bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP đầu tư dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung Điện Mùa Đông được hình thành.

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh và những bị cáo có liên quan trong vụ án

Theo kế hoạch, Tập đoàn Tân Hoàng Minh thông đồng với nhóm tại Công ty Kiểm toán Nam Việt (chi nhánh phía Bắc) và Công ty CPA Hà Nội để kiểm toán, hợp thức số liệu báo cáo tài chính năm 2020 - 2021 cho các công ty có đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Sau khi hợp thức hồ sơ, phương án phát hành và thanh toán “khống” để trở thành trái chủ sơ cấp, Tân Hoàng Minh đã bán trái phiếu, huy động được số tiền rất lớn trái pháp luật của hàng nghìn nhà đầu tư.

Đỗ Anh Dũng sử dụng các công ty con thuộc tập đoàn để phát hành trái phiếu riêng lẻ có tài sản đảm bảo để tạo niềm tin, thu hút nhiều người mua trái phiếu. Việc này nhằm tạo lập giá trị ảo các gói trái phiếu cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh để bán trái phiếu rộng rãi cho người dân.

Ông Đỗ Anh Dũng là người giữ vai trò chủ mưu, chịu trách nhiệm về số tiền đã chiếm đoạt

Với các thủ đoạn trên, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã huy động được gần 14.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành, mua bán chín gói trái phiếu trái pháp luật. Có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỷ đồng. Trong đó, Đỗ Anh Dũng giữ vai trò chủ mưu, chịu trách nhiệm về số tiền đã chiếm đoạt.

Quá trình điều tra đến nay, Đỗ Anh Dũng đã nộp lại và Cơ quan điều tra Bộ Công an thu hồi tổng cộng hơn 8.000 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

Đỗ Anh Dũng cũng được ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ là quá trình điều hành hoạt động của Tập đoàn Tân Hoàng Minh có nhiều thành tích, cống hiến cho xã hội, tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội, được tặng nhiều bằng khen…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý trên 7.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm tuổi học sinh,trong đó hơn 6.600 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.

Nhiểu biển báo giao thông trên đường nối Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam) đã bị hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chiều nay, 4/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11 tại Hà Nội.

Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Bộ Công an vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, trong đó mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.

Số liệu vừa được Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra cho thấy, tính đến tháng 9, cả nước có trên 77 triệu xe máy đăng ký, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy lên tới 770 xe/1000 dân, thuộc hàng cao nhất thế giới.