Xin chữ - cho chữ thời nay

Tục xin chữ, cho chữ thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. Ngày càng có nhiều người tìm về những giá trị cốt lõi của nét văn hoá này.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Trở về Việt Nam ăn tết sau nhiều năm sinh sống ở Hà Lan, chị Lê Thị Lan Hương muốn tìm hiểu về những giá trị văn hoá của dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật thư pháp và tục xin chữ đầu năm. "Là một người sống ở nước ngoài và là một nhà giáo, mình cũng đang trên đường tìm lại gốc của tiếng Việt. Mình rất vui khi có nhiều người đang cùng bước trên con đường này", chị Hương chia sẻ.

Cũng có tình yêu với thư pháp và có mong muốn tìm hiểu về nguồn gốc của tục xin chữ, bạn trẻ Lê Quang Anh ở Thanh Xuân, Hà Nội, đã dự một buổi chia sẻ về thư pháp. Bạn Quang Anh cho biết: "Xin chữ đầu năm có hai ý nghĩa, một là thể hiện ước nguyện của người xin chữ, hai là thể hiện truyền thống ngày xưa với một phần ý nghĩa trừ tà".

Mỗi con chữ được viết ra chứa đựng mong ước tốt lành của cả người cho và người nhận. Đây là mạch nguồn để nghệ thuật thư pháp trở thành nét nhấn trong bức tranh mùa xuân và là món ăn tinh thần được nhiều người ưa chuộng trong mỗi dịp tết đến xuân về.

Theo nhà thư pháp Trần Quốc Chí - Chủ nhiệm CLB Thư hoạ Unesco Hà Nội, khi viết thư pháp, người viết cần huớng thiện, có suy nghĩ tốt và chỉ viết những điều có ý nghĩa tốt lành.

Ngày xuân đối với người Việt là khởi đầu của năm mới, cũng là khởi đầu của hy vọng và mong muốn tốt lành. Truyền thống xin chữ đầu năm góp phần duy trì dòng chảy văn hóa đẹp đẽ cho một dân tộc hiếu học và yêu văn hóa truyền thống như Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.

UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.

Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử của Thủ đô không những góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý mà còn giúp người dân trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.

Những dấu tích xưa cũ được bảo tồn ở đô thị, không chỉ là một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, mà còn thể hiện sự trân trọng đối với giá trị văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến.