'Xin phép thầy cô gọi em là cựu học sinh'
Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, Hà Nội), nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng theo học đã treo cờ rủ để tưởng nhớ tới một nhà lãnh đạo đồng thời cũng là một học trò xuất sắc của nhà trường. Tòa nhà khang trang hiện nay, trước kia là dãy nhà học đơn sơ cấp 4, nơi Tổng Bí thư đã từng ngồi học.
Tại buổi lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập trường, Tổng Bí thư chia sẻ, khi đó trường lớp chật chội, nhà tranh, mái lá, sân đất; các phương tiện, phòng thí nghiệm, thư viện,... rất đơn sơ, thiếu thốn. Anh chị em học sinh trong đó có cá nhân ông - phần lớn nhà ở xa, phương tiện đi lại rất khó khăn, hầu hết là tự đi bộ hàng chục cây số.
Nhắc lại kỷ niệm về chuyến thăm cuối cùng ấy, thầy Lê Trung Kiên - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều, vẫn không khỏi lặng người vì xúc động khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi ông bằng "thầy" xưng "em".
"Tuổi chúng tôi chỉ bằng với tuổi con của Bác, nhưng khi gặp, Bác không chào là anh, chị hay các cháu, mà Bác lại chào "em chào thầy", "em chào cô" khiến tôi có cảm giác vừa nghiêm nghị, nhưng lại rất thân thiết, gần gũi. Trong suốt thời gian gặp gỡ, Bác đều gọi chúng tôi là thầy, cô và xưng là em", ông Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều xúc động chia sẻ.
Cô giáo Lê Thị Nga - giáo viên trường THPT Nguyễn Gia Thiều xúc động bày tỏ: "Ở Bác toát lên một phong thái giản dị, gần dân. Bác có những câu nói mà tôi rất ấn tượng và xúc động nhớ mãi cho đến tận bây giờ. Bác nói: Hãy bỏ hết tất cả những chức vụ của tôi ra khỏi căn phòng này và mong các thầy, các cô hãy giới thiệu và gọi em là cựu học sinh của trường THPT Nguyễn Gia Thiều".
"Hãy gọi em là cựu học sinh trường Nguyễn Gia Thiều", trong từng lời nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn toát lên lòng biết ơn và trân trọng những thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ, giáo dục, góp phần hình thành nên nhân cách của ông cùng những tình cảm thân thiết với ngôi trường mang tên danh nhân Nguyễn Gia Thiều.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
0