Xóa bỏ cơ chế xin – cho khi chuyển tuyến BHYT

Quy định phân tuyến chuyên môn, chuyển tuyến và giấy chuyển tuyến bảo đảm cân đối và bền vững hệ thống khám chữa bệnh. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, vẫn còn tình trạng bất cập trong thực hiện giấy chuyển tuyến BHYT dẫn đến cơ chế xin – cho khiến nhiều người bệnh bức xúc.

Mắc nhiều bệnh mãn tính từ nhiều năm nay nhưng nhiều bệnh nhân vẫn duy trì khám và điều trị định kỳ tại nơi đăng ký ban đầu. Thế nhưng khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn như: xơ gan giai đoạn 4, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tĩnh mạch… có mong muốn chuyển lên tuyến trên thì lại gặp quá nhiều khó khăn, phiền hà.

Cơ chế xin – cho và giữ chân bệnh nhân là thực trạng xảy ra tại nhiều cơ sở y tế hiện nay. Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nặng luôn bức xúc khi xin chuyển tuyến.

Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia đã đề xuất bỏ giấy chuyển tuyến BHYT khi đi khám chữa bệnh gây phiền toái, mất thời gian và mệt mỏi cho nhiều người bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi bệnh nhân đổ dồn lên tuyến trung ương chỉ để khám, chữa những bệnh đơn giản, sẽ mất thời chờ đợi lâu, tốn kém, thậm chí gây quá tải vì các bệnh viện trung ương cũng không đủ sức để thực hiện, chưa kể đến việc sẽ gây ảnh hưởng đến quỹ BHYT.

Để xóa bỏ cơ chế xin- cho giấy chuyển tuyến BHYT, từ ngày 1/4 tới đây, cơ quan BHXH và các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển tuyến điện tử, thực hiện trên hệ thống kết nối dữ liệu liên thông như đang áp dụng giám định  BHYT.  Điều này cũng tránh tình trạng giữ người bệnh, gây phiền hà, sẽ có các quy định chặt chẽ hơn, gắn trách nhiệm của cơ sở y tế với sức khỏe người bệnh, chịu trách nhiệm chuyên môn, trong đó quy định trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh .

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 21/5, hầm đường sắt Chí Thạnh đoạn qua địa phận huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, đã bị sạt lở trong lúc các công nhân đang thi công gia cố hầm này.

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV lần này, Hà Nội đã đề xuất tăng thẩm quyền cho thành phố chủ động quyết định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế.

Gần đây, tình trạng vi phạm Luật giao thông đường bộ liên quan tới việc chụp ảnh, quay clip, livestream các hoạt động nhảy múa, tập thể dục thể thao hay đơn giản là check-in “sống ảo” liên tục xảy ra.

Cầu Vĩnh Tuy 2 và cầu cạn Vành đai 2 đều đã được đưa vào khai thác, sử dụng từ lâu. Nhưng, phải đến những ngày gần đây, khi mưa lớn liên tiếp gây ngập úng, vấn đề quản lý, duy tu, dọn dẹp vệ sinh mới được nhắc đến.

Trong Chương trình Kỳ họp thứ 7 vừa qua, nạn “xe dù, bến cóc” được các đại biểu Quốc hội đưa ra. Nhiều đại biểu cho rằng để giải quyết tình trạng “xe dù, bến cóc” gây mất trật tự an toàn giao thông thì các bến xe cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút hành khách.

Sáng 21/5, thảo luận phiên toàn thể Kỳ họp thứ 7 tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ, liên quan đến các loại phí sử dụng đường bộ, có đại biểu Quốc hội đề xuất nên thu phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân.