Xu hướng phát triển bất động sản đô thị vệ tinh

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.

Ngay từ khi TP.HCM có quy hoạch các tuyến metro, vào khoảng năm 2003, đơn vị này đã bắt tay nghiên cứu mô hình TOD và ngày nay là mô hình Green TOD. Chiến lược phát triển chuỗi hơn 50 dự án Green TOD nằm dọc 8 tuyến metro tại TP.HCM của Metro Star, được phát triển dựa trên sự nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị kết nối tuần hoàn, công nghệ 4.0, kết nối đa tầng, tự động hóa, đô thị thông minh, kinh tế xanh.

Theo quy hoạch đến năm 2025, TP.HCM sẽ phát triển theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và bốn khu đô thị vệ tinh phát triển theo các hướng bắc, đông, tây, nam. Đầu tư khu đô thị mới tại các tỉnh, thành phố không phải là xu hướng mới trên thị trường bất động sản. Bên cạnh chính sách thu hút đầu tư từ các địa phương, nhiều doanh nghiệp cũng tận dụng được các quỹ đất ở xa phát triển dự án, thu về dòng tiền tích cực.

Dự báo nguồn cung nhà ở tại TP.HCM giai đoạn 2024-2026 sẽ chủ yếu nằm tại khu vực phía Đông.

Một số chuyên gia nhận định đây là xu hướng phát triển tự nhiên phù hợp với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế phía Nam. Với TP.HCM là trung tâm, cơ sở hạ tầng để kết nối các thành phố công nghiệp và thành phố vệ tinh đang bắt đầu được phát triển và hoàn thiện. Trong 5 năm trở lại đây và dự báo 10 năm tiếp theo, sẽ có thêm rất nhiều khu đô thị phát triển dọc theo các đường vành đai, tuyến giao thông huyết mạch.

Cushman&Wakefield Việt Nam dự báo, nguồn cung nhà ở, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà liền thổ tại TP.HCM giai đoạn 2024-2026 sẽ chủ yếu nằm tại khu vực phía Đông. Nhờ hấp lực từ hạ tầng và xu hướng ly tâm của giới đầu tư, BĐS khu vực này có điều kiện thuận lợi để hồi phục và phát triển tích cực.

Sự phát triển của các đô thị vệ tinh là một xu hướng không thể phủ nhận trong những năm tới. Các dự án bất động sản được phát triển đồng bộ không chỉ đem đến giải pháp nguồn cung nhà ở chất lượng tại các đô thị vệ tinh mà trong tương lai gần còn thúc đẩy làn sóng đầu tư và di cư từ đô thị trung tâm đến các đô thị vệ tinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu chuyển đổi khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp tại quận Hoàng Mai thành nhà ở xã hội cho thuê, nhằm đáp ứng yêu cầu của người thu nhập thấp.

Cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay (4/11) sau 11 vòng đấu.

Sáng 4/11, 20 thửa đất ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức được đưa ra đấu giá. Đáng chú ý, sau khi tạm dừng để rà soát, giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp chỉ từ 7,3 triệu đồng/m².

Giá nhà đất đang bị đẩy cao phi lý. Nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội tiếp cận nhà ở, nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang. Nghịch lý này cho thấy sự cấp thiết trong việc ban hành các cơ chế, chính sách kịp thời để tránh lãng phí tài nguyên đất đai - một nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế xã hội.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã chỉ ra nhiều tồn tại của thị trường bất động sản (BĐS).

Sáng 3/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.