Xu hướng trở thành nghệ sĩ đa năng

Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” năm nay có rất nhiều thí sinh trẻ lần đầu tiên đến với một cuộc thi âm nhạc. Có thể coi nơi đây chính là cánh cửa đầu tiên của nhiều bạn khi đặt chân vào con đường nghệ thuật.

Được nhiều khán giả biết đến với vai trò là diễn viên qua các bộ phim truyền hình như: “Đừng làm mẹ cáu”, “Thương ngày nắng về”, “Ngày mai bình yên”, “Cô gái nhà người ta”, Quang Trọng khiến khán giả bất ngờ khi trở thành thí sinh tại cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội”. Nam diễn viên đã lọt top 120 thí sinh vào vòng sơ khảo 2. Với sự chuyển mình sang một lĩnh vực hoàn toàn khác, Quang Trọng mong muốn trở thành một nghệ sĩ đa năng trong tương lai.

“Diễn viên bây giờ cũng cần phải đa di năng, vừa biết diễn, hát, vừa biết vũ đạo thì càng tốt. Nên Trọng muốn trau dồi mình càng nhiều càng tốt để cho mọi người biết đến mình với nhiều vai trò hơn, không phải chỉ là diễn viên mà còn là ca sĩ nữa”, diễn viên Quang Trọng nói.

Không chỉ riêng Quang Trọng, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” cũng xuất hiện nhiều gương mặt “đa năng” khác. Thay vì hát các ca khúc đã nổi tiếng như nhiều thí sinh trong cuộc thi, Bùi Tiến Thường lại đưa ra lựa chọn khác biệt khi thể hiện ca khúc do chính mình sáng tác: “Yếm đào xuống phố”. Anh là một trong ít những thí sinh của cuộc thi vừa có khả năng ca hát, vừa biết sáng tác, lại đang giảng dạy thanh nhạc ở trung tâm do chính mình thành lập. 

“Nghệ thuật mang tính sáng tạo và tính cá nhân. Nếu một cá nhân có tính sáng tạo thì họ sẽ có một điều gì đó mang dấu ấn cá nhân của mình và không bị lẫn lộn giữa các nghệ sĩ khác. Thường cũng mong muốn khám phá bản thân mình ở nhiều lĩnh vực để đầu tiên là dành cho mình, sau đó là nếu như sáng tạo của mình có thể lan toả tới các bạn trẻ cũng như khán giả thì đó là hạnh phúc của một người làm sáng tạo”, ca sĩ - nhạc sĩ Bùi Tiến Thường nói.

Đến nay, Bùi Tiến Thường đã có trong tay hơn 30 ca khúc vừa viết vừa thể hiện. Các bài hát này đều mang âm hưởng dân gian đương đại ở vùng đồng bằng Bắc bộ, nhạc nhẹ và bán cổ điển như: “Yếm đào xuống phố”, “Vang vọng miền cố đô”, “Say xuân”, hay gần đây nhất là “Khâu Vai mùa hẹn”…

“Các bạn có xu hướng hiện đại hoá, làm mới trong các tác phẩm và xu hướng bây giờ nghệ sĩ vừa hát vừa sáng tác. Vì chính nghệ sĩ người ta hiểu cách hát của mình nhất và người ta sáng tác bài cho mình hát để làm sao hiểu nhất về giọng hát của mình”, NSƯT Hoàng Tùng chia sẻ.

Gần đây nhất, Phương Mỹ Chi đã cho ra mắt album “Vũ trụ cò bay” với 8/10 ca khúc do chính cô sáng tác. Sau 10 năm gắn liền với hình ảnh cô bé dân ca, Phương Mỹ Chi khiến khán giả bất ngờ bởi những ca từ tự sáng tác rất chỉn chủ, giàu ý nghĩa và cảm xúc khi lấy ý tưởng từ các tác phẩm văn học gắn liền với nhiều thế hệ học sinh.

Điển hình của giọng ca xây dựng hình tượng nghệ sĩ đa năng khác có thể kể đến là Mỹ Anh. Nữ ca sĩ gen Z không chỉ đầu tư về âm nhạc (sáng tác, hát, chơi nhạc cụ, phối khí), mà còn có khả năng quay dựng MV ngay từ những sản phẩm đầu tiên. Các sáng tác của Mỹ Anh hòa trộn nhiều yếu tố như R&B, soul, blues, electropop vừa mang tính hiện đại của US-UK nhưng vẫn giữ được âm hưởng truyền thống của Việt Nam.

Hay Hồ Võ Thanh Thảo – thí sinh Vietnam Idol được giám khảo Huy Tuấn ví là "Taylor Swift phiên bản Việt" nhờ tài hát, sáng tác và chơi nhạc cụ. Những bài hát mà Thanh Thảo thể hiện từ đầu chương trình đã sớm “viral” trên khắp các nền tảng mạng xã hội.

Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật giải trí, không ít nghệ sĩ muốn thể hiện và khám phá bản thân theo nhiều cách khác nhau. Với những người trẻ có điều kiện tiếp cận sớm với nhiều vai trò trong âm nhạc, họ muốn tên tuổi và sản phẩm của mình được nhiều người biết đến, không chỉ ở trong phạm vi quốc gia mà rộng ra cả quốc tế. Để làm được điều đó, âm nhạc của mỗi người nghệ sĩ cần có độ nhận diện riêng mà vẫn gắn với tinh thần từ thị trường trong nước. Có lẽ vì vậy mà càng có nhiều ca khúc mang đậm tính dân tộc nhưng được phối với giai điệu rất bắt tai, trẻ trung, là sự kết hợp hài hoà giữa giải trí và nghệ thuật.

Trong một cuộc phỏng vấn, ca sĩ Khánh Linh nói: "âm nhạc của các bạn ấy đã có tiếng nói riêng, dù chúng ta nghe thấy có màu của Kpop, Mỹ hay bất kỳ đất nước nào. Nhưng điều quan trọng hơn, có một số bộ phận khác các bạn lại tìm đến những bài thơ, tích cổ để làm cho chất lượng âm nhạc của các bạn ấy phong phú hơn”. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kiêm nhiệm nhiều vai trò. Nếu không xuất phát từ đam mê và sở thích cá nhân mà chỉ theo thị hiếu của số đông, các nghệ sĩ trẻ sẽ làm không chuyên tâm, trở nên nhạt nhoà để rồi đánh mất chính mình. Bởi lẽ, hoạt động nghệ thuật là quá trình khổ luyện chứ không phải cuộc dạo chơi.

Dù là một nghệ sĩ đa năng hay một ca sĩ thiên về giọng hát, mỗi con đường cũng đều có khó khăn, thách thức riêng. Chỉ khi nào có đủ đam mê, khổ luyện, cống hiến, theo đuổi thì thành công và vinh quang mới đến với những người nỗ lực. Nhưng dù lựa chọn đi theo con đường nào, khán giả có quyền đặt niềm tin vào một thế hệ nghệ sĩ mới, năng động, trẻ trung, luôn biết làm mới mình.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.

Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.