Xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè

Trên một số tuyến phố, tình trạng lấn chiếm lòng - hè đường có dấu hiệu gia tăng trở lại. Nhiều người dân tranh thủ chiếm dụng khi thấy vắng bóng lực lượng chức năng.

Tại một cửa hàng bán đồ ăn nhanh số nhà 134 trên phố Vũ Phạm Hàm, công an phường Yên Hòa yêu cầu cơ sở di dời cổng chào quảng cáo, trả lại hiện trạng cho vỉa hè. Với lỗi vi phạm này, theo điểm B, khoản 5, điều 12 của Nghị định 100, mức phạt là 2 triệu 500 nghìn đồng. Lần đầu vi phạm nên bị nhắc nhở.

Chị Lý Minh Thi, quản lý cửa hàng số 134 Vũ Phạm Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: “Bọn em đã rút kinh nghiệm là không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Trước khi đến đây bọn em cũng không tìm hiểu kỹ về phía trước khu nhà là không được sử dụng tùy ý”.

Tại đường Nguyễn Khang, sau biển cấm đỗ, nhiều chủ phương tiện vẫn cố tình không chấp hành.

Tại đường Nguyễn Khang, đối với những phương tiện vi phạm, công an phải dán niêm phong, cẩu phương tiện về bãi tạm giữ theo quy định, khi đó chủ phương tiện mới xuất hiện, xuất trình giấy tờ, nhận lỗi vi phạm.

Trong thời gian tới, công an các phường thuộc quận Cầu Giấy tiếp tục duy trì công tác tuần tra khép kín trên địa bàn, không để các cửa hàng kinh doanh bày bàn ghế ra vỉa hè và tình trạng xe ô tô, xe máy đỗ trên vỉa hè chiếm lối đi bộ của người dân; đồng thời, phối hợp chặt chẽ UBND các phường xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, tái phạm nhiều lần; tập hợp thống kê báo cáo chủ tịch UBND quận xem xét thi đua của người đứng đầu cơ sở nếu để tình trạng vi phạm trật tự đô thị tái diễn.

Công an duy trì công tác tuần tra khép kín trên địa bàn, không để các cửa hàng kinh doanh bày bàn ghế ra vỉa hè và tình trạng xe ô tô, xe máy đỗ trên vỉa hè.

Ông Trần Văn Thực (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) cho hay: “Phong trào về trật tự an toàn giao thông được tuyên truyền phổ biến đến các gia đình và đặc biệt các gia đình trên các tuyến phố. Chính vì vậy nhiều năm nay công an phường rất nhàn, không phải đi dẹp nhiều. Bà con tự động sắp xếp đồ kinh doanh rất gọn gàng, thuận tiện cho người đi bộ trên vỉa hè”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Tối 16/9, tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, xảy ra vụ sập cầu chui đang thi công thuộc dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng các nhà máy sản xuất công nghiệp trọng điểm trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn ổn định sản xuất trong và sau bão số 3.

Sau khi nước rút, nhiều người dân sống tại các khu vực ngập lụt do nước sông Hồng dâng cao, phải di dời, đã trở về và bắt tay vào dọn dẹp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Trước những mất mát to lớn vì cơn bão số 3 gây ra, Đài Hà Nội kêu gọi cán bộ, nhân viên ủng hộ để cùng bà con các vùng bão lũ khắc phục hậu quả.