Xử lý nghiêm hành vi phát tán thông tin sai sự thật

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cuối tháng 11/2023, cơ quan chức năng đã xử phạt đối tượng có hành vi tung tin sai sự thật một cô gái ở Thanh Hóa bị nhiễm HIV trên mạng xã hội. Và gần đây nhất là hình ảnh, kèm thông tin cá nhân của một cô gái bị cho rằng đã làm lây nhiễm HIV cho không ít người cũng tràn lan trên mạng xã hội. Cơ quan chức năng phải vào cuộc và chứng minh rằng đây là những thông tin sai sự thật. Tuy nhiên, nạn nhân lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề.

Nạn nhân chia sẻ: "Cả đêm đó mình không ngủ được, sau đó mình bị tấn công rất nhiều, từ mọi phía như TikTok, Zalo, Facebook và điện thoại. Liên tục có nhưng người gọi làm phiền và nhắn tin rất là khiếm nhã khiến mình stress".

Các đối tượng đưa thông tin giả thường chỉ nhằm câu view, like, tăng tương tác hoặc thiếu hiểu biết về xã hội cũng đã bị xử phạt theo Điều 101 Nghị định 15 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Luật sư Đăng Văn Cường - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho hay: "Phạt từ 5 - 50 triệu đồng đối với cá nhân và 10 - 20 triệu đồng đối với tổ chức và chúng ta thấy rằng là thông thường cơ quan chức năng sẽ phạt ở mức giữa là 7,5 triệu đồng với cá nhân thì đó là hành vi chưa đến mức gây nguy hiểm cho xã hội".

Đã có chế tài nhưng vẫn liên tiếp các vụ việc vi phạm. Câu hỏi đặt ra là mức xử phạt này liệu đã đủ sức răn đe hay cần phải có chế tài mạnh mẽ hơn? Bởi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là rất cao khi mà tin giả được đăng tải và phát tán thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của các chủ thể bị xâm hại nghiêm trọng, thậm chí có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Anh Trần Văn Thuần - Phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội cho biết: "Mình mong muốn pháp luật có chế tài răn đe thật sự nghiêm khắc như phạt thật nặng những hành vi chia sẻ những tin đồn không đúng sự thật bởi nó liên quan đến danh dự, nhân phẩm của người khác".

Tuy nhiên, cho dù mức xử phạt như thế nào thì ý thức tuân thủ quy định của pháp luật mới là điều quyết định đến hành vi. Do vậy việc tuyên truyền các quy định pháp luật để người dân có thể tiếp cận một cách dễ dàng mới là biện pháp giải quyết tận gốc của vấn đề.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?