Xử phạt nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm về kinh doanh BĐS
Đại diện Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Xây dựng về giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS, Thanh tra Bộ và Thanh tra các Sở Xây dựng đã triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước, trong đó có hoạt động kinh doanh BĐS. Một trong những giải pháp để thúc đẩy thị trường BĐS theo chỉ đạo là tăng cường công tác xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh...
Cụ thể, từ đầu năm 2020 đến nay, Thanh tra Bộ Xây dựng đã triển khai 15 đoàn thanh tra về hoạt động kinh doanh BĐS. Các kết luận thanh tra đã chỉ ra các vi phạm, đã kiến nghị xử lý về hành chính đối với 28 tổ chức và ban hành 28 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 5,4 tỷ đồng. Đồng thời, định hướng cho Thanh tra Sở Xây dựng các địa phương triển khai thanh tra liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS.
Theo đó, giai đoạn từ đầu năm 2020 đến hết tháng 9/2022, Thanh tra Sở Xây dựng 3 TP lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã triển khai 441 lượt kiểm tra về hoạt động kinh doanh BĐS, ban hành 77 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 29,2 tỷ đồng.
Những vi phạm bị xử phạt, gồm: Kinh doanh không đủ điều kiện năng lực về tài chính; bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với khách hàng; tổng số tiền thu các đợt của khách hàng mua nhà trước khi bàn giao nhà vượt tỷ lệ quy định mà không có thỏa thuận với khách hàng; tính diện tích căn hộ không theo kích thước thông thủy; chậm thực hiện các thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo thời hạn quy định; bố trí diện tích dành cho nhà ở xã hội không bảo đảm tỷ lệ 20% theo quy định; chuyển nhượng toàn bộ dự án khi chưa đủ điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS; không công bố thông tin về dự án theo quy định; không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về tình hình kinh doanh bất động sản với Sở Xây dựng địa phương...
Cũng theo đại diện Thanh tra Bộ Xây dựng, cùng với việc thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch. Lãnh đạo Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS tổ chức các Đoàn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về nhà ở và thị trường BĐS tại địa phương.
Từ năm 2018 đến tháng 10/2022 đã tổ chức 15 Đoàn kiểm tra tại các tỉnh, TP: Bắc Ninh, Cần Thơ, Hải Phòng, Điện Biên, Hà Giang, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Bình Định. Qua đó phát hiện tồn tại, hạn chế về quản lý thị trường BĐS và đề nghị khắc phục.
Theo KTĐT
Thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định quy định về điều kiện được thuê, mua nhà ở xã hội theo hướng mở rộng thêm về đối tượng, để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội.
Tăng thêm nguồn cung, đặc biệt là mở rộng phân khúc nhà ở thương mại bình dân, phát triển nhà ở xã hội tiếp tục là giải pháp quan trọng góp phần bình ổn thị trường bất động sản hiện nay. Nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền cũng tạo cơ hội để nhiều người có thêm cơ hội sở hữu nhà ở, góp phần ổn định an sinh xã hội.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý III, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền lên gần 26.000 sản phẩm.
Hội Môi giới bất động sản khẳng định những hành vi gây nhiễu loạn thông tin thị trường chỉ đến từ cá nhân một số môi giới tự do, không có chứng chỉ hành nghề và năng lực yếu kém.
Nhiều căn nhà phố tại Hà Nội hiện đang được rao bán gần 1 tỷ đồng/m².Mặc dù giá rao bán đang ở mức rất cao, vẫn chưa có dữ liệu về lượng giao dịch thực tế phân khúc nhà phố tại Hà Nội.
Để thị trường bất động sản trở lại minh bạch thì thuế là một công cụ nhưng nếu áp dụng cần lộ trình rõ ràng, phù hợp. Điều này rõ ràng cần thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để kiểm soát giá nhà đất, hạn chế đầu cơ, nhiễu loạn thị trường thì việc lập lại trật tự trong hoạt động môi giới sẽ là việc cần phải làm ngay.
0