Xử phạt nhiều trường hợp sang đường không đúng nơi quy định

Theo quy định của pháp luật, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Dù vậy, trên các tuyến phố, những vi phạm khi sang đường của không ít người lại xảy ra khá thường xuyên. Xuất phát từ hiện trạng này, cơ quan chức năng đã ra quân xử lý. Nhiều người vi phạm đã tỏ ra khá ngạc nhiên khi bị xử phạt.

Mặc cho dòng phương tiện đang lưu thông đông đúc, nhiều người vẫn cố cắt ngang để sang đường và bỏ qua cả vạch kẻ đường hay cầu đi bộ chỉ cách đó vài mét. Thói quen thường ngày này, khiến những người vi phạm tỏ ra khá ngạc nhiên khi bị lực lượng chức năng tiến hành xử phạt.

Em Nguyễn Thị Ngân - sinh viên một trường đại học phân bua: "Tại, cầu đi bộ khá xa. Hơn nữa, em thấy mọi người đều đi qua hết, nên em cũng không biết là mình không được đi”.

Em Nguyễn Sơn Tân - cũng là một sinh viên, lại đổ lỗi cho thói quen: “Em mới lên đây một tháng, nên cũng chưa quen. Với cả, sang chỗ này cũng tiện đường hơn"

Không chỉ những sinh viên, cả những người lớn tuổi cũng tìm cách len qua dòng phương tiện để sang đường mà không biết rằng mình đang vi phạm luật giao thông đường bộ. Hơn nữa, mức xử phạt từ 60 đến 100 nghìn đồng thực sự chưa đủ sức răn đe, nên tình trạng này vẫn tái diễn thường xuyên. Hành vi này không chỉ tăng nguy cơ tai nạn cho chính bản thân người sang đường, mà còn tiềm ẩn mất an toàn giao thông cho những phương tiện khác.

Không chỉ khi sử dụng phương tiện tham gia giao thông, mà kể cả khi đi bộ, mỗi người cần tự giác nâng cao ý thức chấp hành, có như vậy nguy cơ tai nạn mới có thể giảm và quãng đường tham gia giao thông của mỗi người dù đi bộ hay bằng phương tiện gì cũng an toàn hơn, văn minh hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, ra lệnh tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đăng Dương, Phạm Hoàng Hà (cùng 17 tuổi, ở thành phố Hà Nội); Nguyễn Mậu Tuấn (21 tuổi, ở tỉnh Bắc Ninh); Phan Tiến Hoàng (17 tuổi, ở tỉnh Hưng Yên) về hành vi "Cướp tài sản".

Gần đây, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo học sinh đã được cấp căn cước công dân tham gia vào việc mua, bán thông tin cá nhân, mở tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Nam Từ Liêm, đang tạm giữ hình sự Lê Văn Thành (sinh năm 1959, trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) để điều tra về tội "Trộm cắp tài sản".

Chỉ trong hai tuần đầu tháng 5 này, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng loạt đơn trình báo về tình trạng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới nhiều tỷ đồng. Hình thức lừa đảo này không mới, vì sao vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy kẻ gian?

Sau ba ngày xét xử phúc thẩm vụ án kit test Việt Á, chiều 17/5, Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra phán quyết đối với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác có đơn kháng cáo.

Liên tục được các cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng nhiều người vẫn bị lừa bởi chiêu trò làm cộng tác viên online thanh toán đơn hàng để nhận hoa hồng. Với lời quảng cáo việc nhẹ lương cao, chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể kiếm tiền, nhiều nạn nhân đã sập bẫy thủ đoạn này. Mới đây lại thêm một nạn nhân nữa bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lên đến gần 2,5 tỷ đồng.