Xuất hiện nhiều chiêu lừa đảo mới qua điện thoại | Hà Nội tin mỗi chiều

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa thông tin về hai hình thức lừa đảo chủ yếu qua điện thoại trong thời gian gần đây.

Hệ thống tiếp nhận phản ánh về tin nhắn, cuộc gọi rác qua đầu số 5656/156 của trung tâm gần đây tiếp nhận nhiều ý kiến về việc có kẻ mạo danh để thực hiện hành vi lừa đảo. Cụ thể, các đối tượng mạo danh các cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn thay đổi tem đăng kiểm.

Với hình thức này, các đối tượng lừa đảo liên tục tung nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt, mới nhất là thủ đoạn “thông báo, hướng dẫn thay đổi tem đăng kiểm xe”. Các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ của Cục Đăng kiểm hoặc Sở Giao thông Vận tải, thông báo “Yêu cầu người dân và doanh nghiệp đổi tem kiểm định theo quy định của thông tư mới” theo hướng dẫn của các đối tượng. Chúng yêu cầu người dân điền thông tin cá nhân và chuyển khoản khoản phí gọi là phí đổi tem.

Ảnh minh hoạ: Đời sống pháp luật.

Trong quá trình trao đổi, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu người dân làm theo một số bước. Nếu người dân tin tưởng và làm theo hướng dẫn, chúng có thể đánh cắp thông tin cá nhân, mã OTP, điện thoại của người dùng sẽ bị chiếm quyền điều khiển, nếu trên điện thoại có cài các ứng dụng ngân hàng (Internet Banking) thì sẽ có nguy cơ bị mất hết tiền trong tài khoản hoặc bị đánh cắp các thông tin quan trọng lưu trữ trong điện thoại. Đây là một dạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến trên điện thoại trong thời gian gần đây. Sau khi người dùng làm theo yêu cầu, kẻ lừa đảo chặn liên lạc, xóa mọi dấu vết. Những đối tượng này thường đánh vào tâm lý và một số vấn đề liên quan đến thủ tục gia hạn đăng kiểm xe nhằm chiếm đoạt tiền của chủ xe.

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, nếu người dân có nhu cầu, thắc mắc thay đổi tem đăng kiểm, vui lòng tra cứu thông tin trên trang web chính thống của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Người dân cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực và lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đáng có.

Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đã nhận được thông tin phản ánh của người dân và các đơn vị đăng kiểm về việc có nhiều cuộc điện thoại gọi đến tự xưng là người của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam để mời chào và yêu cầu với nội dung như: “Đề nghị các đơn vị mua bộ sách về quản lý các đơn vị đăng kiểm” hoặc “Yêu cầu người dân và doanh nghiệp đổi tem kiểm định theo quy định của thông tư mới hoặc yêu cầu cài đặt ứng dụng (App) có logo Cục Đăng kiểm Việt Nam”.

Cuối năm 2023, tại một số địa phương, người dân từng nhận được nhiều cuộc gọi từ số điện thoại lạ mạo danh cán bộ trung tâm đăng kiểm “tư vấn” dịch vụ gia hạn đăng kiểm, bán bảo hiểm “đưa đến tận nhà” với số tiền 300-500 nghìn đồng.

Ông Nguyễn Tô An, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: "Cục Đăng kiểm Việt Nam đã rà soát và khẳng định các trung tâm đăng kiểm không thực hiện dịch vụ vừa nêu. Do đó, trường hợp nhân danh cán bộ trung tâm đăng kiểm gọi điện để tư vấn dịch vụ thực hiện việc thu các khoản phí ngoài quy định của đăng kiểm là hành vi mạo danh có dấu hiệu trục lợi cá nhân. Cục Đăng kiểm Việt Nam khuyến cáo người dân và chủ phương tiện nếu nhận những cuộc gọi như vậy, nên thông báo tới cơ quan hữu quan để xử lý theo quy định pháp luật".

Hình thức lừa đảo thứ hai đang được các đối tượng lừa đảo sử dụng trong thời gian gần đây là giả mạo công an vận động chuyển khoản ủng hộ đồng bào bão lũ ngay sau khi bão số 3 đi qua. Các đối tượng này tự xưng là cán bộ công an gọi điện kêu gọi quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Người dân tin tưởng và chuyển tiền vào tài khoản cá nhân sẽ bị chiếm đoạt.

Chiêu trò lừa đảo giả danh công an đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Nay, với sự phát triển của công nghệ tin học, kẻ lừa đảo đã lợi dụng điều này để thực hiện thủ đoạn một cách tinh vi hơn. Thời gian trước đây, chúng dùng thủ đoạn giả danh công an gọi điện yêu cầu người dân cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo hoặc đe dọa nhằm chiếm đoạt tài sản. Mặc dù lực lượng chức năng liên tục đưa ra cảnh báo, tuy nhiên nhiều người dân vẫn sập bẫy thủ đoạn này.

Những ngày vừa qua, lợi dụng sự quan tâm, thương cảm và sẻ chia của nhiều người dân cả nước với đồng bào tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi, một số fanpage, hội, nhóm giả được lập để kêu gọi ủng hộ từ thiện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Cùng với đó là việc mạo danh công an, mạo danh các cơ quan chức năng để vận động ủng hộ. Các hành vi lừa đảo không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với các hoạt động từ thiện tử tế.

Một trang fanpage giả mạo Mặt trận Tổ quốc Lâm Thao kêu gọi ủng hộ gia đình nạn nhân sập cầu Phong Châu. Ảnh: TTXVN.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng: "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác là vi phạm pháp luật. Vì thế, cần phải có hành lang pháp lý toàn diện, chế tài phạt nặng đối với những trường hợp trục lợi chiếm đoạt tiền và tài sản từ thiện. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tăng cường thêm các chế tài đối với nhà cung cấp nền tảng".

Theo thông tin từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến nay đã ghi nhận hơn 125.000 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức tại Việt Nam. Trong đó chỉ tính riêng trong tháng 8 đã phát hiện 55 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên mạng.

Luật sư Hoàng Xuân Quang, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, việc mạo danh sẽ gây ảnh hưởng, mất uy tín với cơ quan, tổ chức của Nhà nước. Hành vi này pháp luật đã có chế tài. Trong trường hợp mạo danh, sử dụng các thông tin này để lừa đảo sẽ bị xử phạt theo quy định 174 của Bộ luật Hình sự. Người dân tuyệt đối không chuyển tiền cho các cá nhân hoặc tổ chức tự phát không có danh tính rõ ràng; chỉ quyên góp thông qua các tài khoản chính thống thuộc cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân uy tín đã được xác thực. Trong trường hợp người dùng không nắm rõ thông tin có thể tham khảo thêm ý kiến của người thân trong gia đình hoặc cơ quan. Đồng thời, người dân, cơ quan, tổ chức cần đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin cảnh báo rộng rãi để mọi người cùng nêu cao tinh thần cảnh giác.

Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam cũng lưu ý người dân cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý nếu bị lừa hoặc có dấu hiệu lừa đảo. Ngoài ra, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) để được hướng dẫn kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với sự dũng cảm và mưu trí của đội trưởng Tề, đội cảnh sát phòng chống ma tuý đã tóm gọn băng đảng ma tuý cùng bà trùm Phi Miêu khét tiếng. Mời các bạn đón xem tập 25 của bộ phim "Mê Sa", phát sóng lúc 13h, ngày 22/11, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Không còn đủ kiên nhẫn với Trần Nam, Tôn Nghệ Hà đã bỏ cuộc, chấp nhận rời khỏi công ty. Tuy nhiên, vào đúng lúc này, Trần Nam lại bất ngờ đổi ý. Mời các bạn đón xem tập 7 của bộ phim "Anh có thật sự yêu em?", phát sóng lúc 20h, ngày 22/11, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Min Huk biết Jun Chin can thiệp nên tại cuộc họp cổ đông, Min Huk lấn át anh trai bằng những cáo buộc vô lý. Mời các bạn đón xem tập 97 của bộ phim "Ngược dòng hạnh phúc", phát sóng lúc 12h, ngày 22/11, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Ngày 22/11, thời tiết Hà Nội vẫn được dự báo tương đối mát mẻ, dễ chịu, thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời của người dân.

Khu phố cổ với các hoạt động chào mừng Ngày Di sản; Thầy cô nỗ lực thích nghi và đổi mới; Công nghệ hỗ trợ giám sát trẻ nhỏ trên không gian mạng; Phản ứng về thông tin Nga tấn công Ukraine bằng ICBM... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

HANOITV News | 21/11/2024