Xuất khẩu đồ gỗ tiếp tục khởi sắc đầu năm 2024

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành đồ gỗ và nội thất trong nước dù còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đã có những điểm sáng về xuất khẩu và có dấu hiệu hồi phục, phát triển mạnh từ cuối năm 2023 tới đầu năm 2024.

Theo dữ liệu thống kê hải quan cho thấy, trong tháng 12/2023, xuất khẩu gỗ đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 10,3% so với tháng trước; tháng 1/2024 đạt gần 1,8 tỷ USD, tiếp tục tăng 10,2% so với tháng trước (chiếm trên 29% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp). Đây cũng chính là mặt hàng duy nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD chỉ trong vòng một tháng, với 32/45 thị trường xuất khẩu chính đã có tăng trưởng.

Mặc dù có dấu hiệu khởi sắc, nhưng ngành gỗ và nội thất của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới tính bền vững. Đó là rủi ro về nguyên liệu gỗ nhập khẩu, quy định chống phá rừng của EU, yêu cầu sản phẩm gỗ có phát thải carbon thấp. Hơn nữa, xung đột ở Biển Đỏ khiến một số hãng vận tải biển ra thông báo dừng vận chuyển hàng hoặc thay đổi lịch trình, khiến cước vận tải gia tăng...

Ngành gỗ và nội thất được dự báo vẫn còn gặp nhiều thách thức

Trong năm 2023, một số thị trường có sự tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ và nội thất tốt như Ấn Độ tăng 288%, Peru tăng 111%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 90%, Na Uy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 52%... Tuy nhiên, nhìn chung tình hình xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Đây là năm đầu tiên ngành xuất khẩu có thế mạnh đứng thứ 6 của Việt Nam này ghi nhận tăng trưởng âm sau khi duy trì đà tăng suốt 2 thập kỷ qua. Năm 2023, xuất khẩu đồ gỗ và nội thất chỉ đạt 16 tỷ USD, giảm 14,8% (giảm hơn nhiều so với mức giảm xuất khẩu chung là 4,6%).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.