Xuất khẩu gạo Việt lập kỷ lục lịch sử

Tính đến giữa tháng 10/2023, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 6,7 triệu tấn gạo, thu về trên 3,7 tỷ USD. Nhờ con số xuất khẩu ấn tượng, gạo Việt Nam chính thức lập kỷ lục lịch sử sau 34 năm tham gia thị trường thế giới.

Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/10, Việt Nam xuất khẩu gần 6,73 triệu tấn, thu về trên 3,73 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng mạnh 34,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Các con số này đưa gạo Việt Nam chính thức lập kỷ lục lịch sử sau 34 năm tham gia thị trường thế giới.

Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, giá gạo Việt Nam xuất khẩu đang tăng ngược chiều so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cụ thể, tại phiên ngày 23/10, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 643 USD/tấn, loại 25% tấm là 628 USD/tấn.

So với gạo 5% tấm của Thái Lan, gạo Việt Nam cao hơn 74 USD/tấn, và hơn gạo Pakistan 80 USD/tấn. Gạo 25% tấm của Việt Nam cũng cao hơn Thái Lan 105 USD/tấn và Pakistan 145 USD/tấn.

Với con số trên, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt qua mốc 3,65 tỷ USD (năm 2011), chính thức thiết lập kỷ lục lịch sử mới sau 34 năm tham gia thị trường thế giới.

Ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng ở Tiền Giang - cho rằng, giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao vì doanh nghiệp không còn nhiều hàng trong kho để xuất và nhu cầu trong những tháng cuối năm vẫn ở mức cao. Theo ông Đôn, hiện Philippines đã xem xét bỏ trần giá gạo sẽ khiến các doanh nghiệp nhập khẩu gạo quay lại thị trường. Họ là khách hàng gạo lớn nhất của Việt Nam nên các doanh nghiệp sẽ hưởng lợi, đơn hàng tăng. Đồng thời ông cũng dự báo, kể cả vào vụ thu hoạch Đông Xuân (tức đầu năm 2024), nguồn cung gạo từ Việt Nam và Thái Lan tăng lên, giá sẽ hạ nhiệt, song khó giảm xuống dưới ngưỡng 600 USD/tấn. Điều này giúp giá gạo nội địa sẽ tiếp tục ở mức cao vì nông dân không hạ giá bán.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), so với cơn sốt giá gạo năm 2008, năm nay Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội thị trường. Tính toán từ Bộ NN&PTNT, ở kịch bản cao nhất, nước ta có thể xuất khẩu khoảng 7,8 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt khoảng 4,2 - 4,5 tỷ USD trong năm 2023.

                                                                                                                                                                                                              (Tổng hợp)

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TAR) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/5/2024.

Kết thúc kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán đã bắt đầu giao dịch trở lại vào sáng nay. Tuy nhiên nhà đầu tư có xu hướng giao dịch thận trọng cả 2 chiều, nền thanh khoản thị trường thấp.

Việt Nam đặt mục tiêu nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Theo dự định, năm 2025 sẽ là bước ngoặt cho thị trường chứng khoán khi có thể thu hút hàng chục tỷ USD từ dòng vốn nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn cần phải tháo gỡ.

Chỉ sau ba tháng đầu năm, Đường sắt Hà Nội và Đường sắt Sài Gòn đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận của cả năm, nhờ đổi mới về phương thức kinh doanh, xây dựng kế hoạch chạy tàu phù hợp, phương án bán vé, giá vé hợp lý.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 2/5. Từ 15h hôm nay, giá các loại xăng, dầu có biến động trái chiều. Trong đó, xăng E5RON92 tiếp tục giảm 8 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 40 đồng/ lít.

Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9%. Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 64,5% tổng mức và tăng 9,2%.