Xuất khẩu nông, lâm sản hướng đến những kỷ lục mới

Ngành nông nghiệp có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, thuỷ sản, gạo.

Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Ameii Việt Nam là sầu riêng, cà rốt, chuối. Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT CTCP Ameii Việt Nam cho hay: "trước thì chúng tôi làm sản phẩm chưa qua chế biến, đến thời điểm này chúng tôi tập trung làm sản phẩm đã qua chế biến vị sầu riêng, vị dừa, vừa qua chúng tôi đã xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản. Ngay khi nhận được đơn hàng, chúng tôi lại tiếp tục có các kế sách tiếp theo".

Xuất khẩu nông, lâm sản hướng đến những kỷ lục mới

Ước tính sơ bộ, chỉ trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt gần 1,25 tỉ USD. Những sản phẩm chính trong cơ cấu xuất khẩu vẫn được giữ vững như sầu riêng, thanh long, xoài, bưởi… Với đà tăng trưởng này, năm nay sầu riêng được dự đoán sẽ đạt 3 tỉ USD, toàn ngành dự kiến thu về gần 7 tỉ USD xuất khẩu.

Ông Nguyễn Phúc Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết: "đầu năm chúng ta xuất khẩu gặp rất nhiều thuận lợi, mức tăng trưởng đạt gần 40% so với cùng kỳ năm 2023. Chúng ta phải cố gắng giữ được thương hiệu, giữ vững chất lượng".

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt gần 1,25 tỉ USD.

Ngoài rau quả, xuất khẩu gỗ đã bật tăng kỷ lục. 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng 20%. Nhiều doanh nghiệp gỗ đã nhận đơn hàng hết quý 3. Không dừng lại ở việc tìm kiếm đơn hàng, các doanh nghiệp gỗ tích cực phát triển sản phẩm mới để tiếp cận thị trường.

Xuất khẩu gỗ đã bật tăng kỷ lục.

Với những kết quả tích cực ngay từ những tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu năm nay xuất khẩu nông sản đạt khoảng 54 - 55 tỷ USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân ở TP.HCM và Hà Nội tăng 20-50% so với tháng 3 và gấp đôi các tháng trước đó. Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Bài toán tiết kiệm điện tiếp tục được đặt ra với nhiều hộ gia đình.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng hoạt động sản xuất tại châu Á trong năm nay lên 4,5%, cao hơn 0,3% so với dự báo đưa ra sáu tháng trước.

Trung Quốc là một trong những nước mua nhiều vàng nhất, bổ sung vào dự trữ quốc gia liên tục từ năm 2022 đến nay. Trong tháng 4/2024, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mua vàng bổ sung vào dự trữ đến tháng thứ 18 liên tiếp, dù rằng tốc độ mua đã có phần chững lại trong bối cảnh giá vàng lập nhiều kỷ lục mới.

Chiều 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5 với hơn 20% lượng vàng trúng thầu, giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn khoảng 800.000 đồng/lượng so với giá các doanh nghiệp vàng mua vào trên thị trường (85,3 triệu đồng/lượng).

Phiên đấu thầu vàng miếng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào sáng nay (8/5) với mức giá khởi điểm được đưa ra là 85,3 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao hơn nhiều so với các lần trước, trong bối cảnh giá vàng trong nước liên tục lập kỷ lục mới.

Theo bộ Công Thương, chỉ số giá tiêu dùng trong nước có thể tăng sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 và điều chỉnh giá điện theo cơ chế mới.