Xuất khẩu online mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, xuất khẩu online đang trở thành một đích đến hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Zion Market Research, từ năm 2020 - 2027, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu online toàn cầu dự kiến đạt hơn 28% mỗi năm. Nếu kịp thời nắm bắt, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng có thể có cơ hội công bằng, tiếp cận thương mại toàn cầu nếu chủ động được trong việc khai thác xuất khẩu online.

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong khoảng thời gian đại dịch Covid-19. Có thời điểm rất khó khăn, tưởng chừng phải phá sản. Doanh nghiệp này đã tìm kiếm và chọn giao dịch trên các sàn TMĐT quốc tế để tìm cơ hội mới và sau 4 năm tham gia, doanh nghiệp đã có lượng khách hàng ổn định.

Đầu tư cho website bán hàng, giới thiệu sản phẩm của riêng công ty hay tham gia vào các hoạt động thương mại trên các sàn giao dịch TMĐT quốc tế,… đều đang là những cách mở rộng kênh bán hàng trên toàn thế giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

Xuất khẩu online mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ

Bà Nguyễn Minh Châu - Giám đốc kinh doanh - Công ty TNHH Mây tre đan Mỹ Nghệ chia sẻ: "Hàng mây tre đan là một trong những sản phẩm mang lợi thế quốc gia, chúng tôi tận dụng được nguồn nguyên liệu xanh từ chính Việt Nam và nguồn nhân công có tay nghề cao là các nghệ nhân trong nước và nghề mây tre đan thì luôn được thế giới ưa chuộng..."

Tuy nhiên, theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), khó khăn doanh nghiệp gặp phải là rào cản khắt khe của thị trường xuất khẩu, quy định xuất khẩu, tiêu chuẩn chất lượng của từng thị trường; doanh nghiệp nhỏ thiếu thông tin về thị hiếu, tâm lý tiêu dùng tại các thị trường mục tiêu, việc thông qua các sàn TMĐT sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ rút ngắn khoảng cách này.

Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu online toàn cầu dự kiến đạt hơn 28% mỗi năm

Với nhận định nhu cầu và thị hiếu khách hàng luôn thay đổi theo từng năm, theo từng thị trường, các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng để nắm được cơ hội phát triển, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ về thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng; trang bị kỹ năng về marketing trên nền tảng số cũng như các công cụ hỗ trợ; chủ động tiếp cận khách hàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành loạt quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh với 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.

Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giai đoạn đến năm 2025.

Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa tổ chức Hội nghị tổng kết năm năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giai đoạn 2019 - 2024.

Ngày 21/11, Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sunbay Ninh Thuận, do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Việc các doanh nghiệp giao thông Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường xây lắp dự kiến khoảng 33,5 tỷ USD và tiếp cận lĩnh vực công nghiệp đường sắt vô cùng tiềm năng mà dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mang lại, đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.

Kể từ đầu năm đến nay, giá bất động sản liên tục tăng cao, tuy nhiên lượng hàng tồn kho của nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn lại cũng ngày càng phình to. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản. Tại sao lại có nghịch lý như vậy và cần phải làm gì để giải quyết vấn đề này?