Xuất khẩu tôm sang Mỹ 3 tháng đầu năm tăng 18,2%
Theo Hiệp Hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (Vasep), XK tôm Việt Nam 3 tháng đầu năm đạt 628,6 triệu USD, tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, XK tôm sang thị trường Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay ghi nhận mức tăng trưởng khả quan nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính.
Mỹ đứng thứ hai về nhập khẩu tôm của Việt Nam. Vasep cho hay, tháng 3 năm nay, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 41,3 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 3 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 115,5 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng trưởng tốt nhất trong Top 5 thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam. Trong bối cảnh XK bị gián đoạn ở nhiều thị trường do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, đây là mức tăng trưởng khích lệ đối với các doanh nghiệp (DN) XK tôm Việt Nam.
Hiện, nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ là Ấn Độ, cũng là đối thủ cạnh tranh chính của tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ, đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Lệnh phong tỏa nhằm hạn chế dịch Covid- 19 lây lan ở Ấn Độ bắt đầu từ 23/3 và kéo dài đến 3/5 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất của nước này khi tháng 3 là tháng cao điểm để thả giống vụ hè. Người nuôi tôm ở Ấn Độ gặp khó khăn về nguồn cung và vận chuyển tôm giống trong khi đầu ra bị tắc, không có người chăm sóc tôm vì lệnh phong tỏa, giá tôm nguyên liệu giảm sâu. Do lệnh phong tỏa, một số nhà máy chế biến của Ấn Độ chỉ có thể hoạt động 50% số lượng công nhân. Nên XK tôm của Ấn Độ sang Mỹ trong tháng 3/2020 bị ảnh hưởng. Trong khi đó, Ecuador cũng đang gặp khó khăn về sản lượng do dịch bệnh, thời tiết.
Vasep khuyến nghị, người nuôi cần chọn lựa phương án thu hoạch tôm phù hợp. Nếu tôm nuôi không đạt, nông dân nên thu hoạch sớm để không bị thua lỗ. Nếu tôm đang ở giai đoạn có kích cỡ nhỏ và phát triển tốt thì nên tiếp tục nuôi tôm lên kích cỡ lớn hơn để bán với giá cao hơn. Về phía các DN XK sang thị trường Mỹ nên tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng như tôm dễ bóc vỏ EZ... để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của phân khúc này.
Kết thúc năm 2024, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ước đạt trên 7% GDP, vượt mức mục tiêu đề ra và thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam năm qua đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.
Năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp của thành phố Hà Nội có xu hướng phục hồi tích cực, với 4/4 ngành công nghiệp cấp một tăng so với năm trước, nhiều đơn hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực tăng khá.
Theo dữ liệu vừa công bố của Viện Hàn lâm Công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc, doanh số điện thoại của thương hiệu nước ngoài tại nước này đã giảm mạnh.
Thị trường chứng khoán trong nước khép lại tuần chuyển tiếp giữa năm 2024 và năm 2025 không mấy suôn sẻ khi áp lực bán gia tăng, VN-Index giảm tổng cộng hơn 20 điểm.
Lĩnh vực sản xuất của các nước ASEAN và Trung Quốc đều duy trì được đà tăng trưởng trong tháng 12/2024, nhưng đà tăng đã chậm lại so với tháng trước.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond, ông Tom Barkin đã cảnh báo về nguy cơ lạm phát gia tăng trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.
0