Xúc động lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Đúng 7h, lễ viếng chính thức bắt đầu. Gia đình, họ hàng thân quyến hai bên nội ngoại thắp hương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn Thành uỷ, UBND, HĐND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Nguyễn Văn Phong làm trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng và chia buồn cùng gia quyến.
Đoàn đại biểu Huyện ủy, UBND, HĐND, Uỷ ban MTTQ huyện Đông Anh do đồng chí Lê Trung Kiên - Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh làm trưởng đoàn đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đông đảo các tổ chức, đoàn thể và nhân dân đã bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của một nhà lãnh đạo lớn, một nhân cách lớn.
Tại cổng làng Lại Đà, hàng trăm người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư, trong đó có rất nhiều người dân đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước, với ước nguyện được thắp nén hương tưởng nhớ người con ưu tú của quê hương.
Bà Nguyễn Thị Thúy (xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) nghẹn ngào: "Tôi rất kính trọng bác. Bác là người mẫu mực, yêu nước, kính trọng bác nên hai bà cháu tôi lên đây từ sáng sớm, cầm hai cái cờ rủ này đến viếng bác".
Ôm trên tay bó hoa sen, hòa cùng dòng người đến viếng Tổng Bí Thư, bà Nguyễn Thị Lý ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, rưng rưng nước mắt, chờ đợi đến lượt mình.
Bà Nguyễn Thị Lý chia sẻ: "Được tin bác đi xa, hôm nay tôi đến đây, chính quê hương bác để bày tỏ lòng thành kính đối với bác. Sáng nay tôi đã đi chợ từ sớm để chọn bó hoa đẹp nhất, kính dâng lên bác và vĩnh biệt bác".
Còn bà Bùi Bích Hải (thôn Hội Phụ, xã Đông Hội) mang theo sự tiếc thương và lời gửi gắm của người con ở phương xa vào viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo Ban tổ chức lễ tang, tính đến 16h chiều 25/7, tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông hội, huyện Đông Anh, đã có gần 700 đoàn của các tổ chức, đoàn thể và hơn 28.000 lượt người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ viếng dự kiến sẽ kéo đến 22 giờ đêm 25/7. Tuy nhiên, theo Ban tổ chức, thời gian để người dân đến kính tiễn người con ưu tú của quê hương Đông Anh sẽ kéo dài hơn.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0