Xúc tiến thương mại Việt Nam - Liên bang Nga

Sau khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (trong đó Nga là một thành viên) có hiệu lực vào năm 2016, hợp tác thương mại Việt Nam - Liên bang Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2016 - 2021, kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp đôi về giá trị và trong thời điểm hiện tại, hai bên vẫn đang tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế phát triển.

Sinh ra và lớn lên tại quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, song từ lâu chị Huyền và gia đình đã giữ thói quen tiêu dùng sản phẩm Nga trong cuộc sống hàng ngày.

Chị Nguyễn Thị Thu Huyền -  Quận Ba Đình nói:  Gia đình tôi có người làm việc và sinh sống ở bên Nga nên rất thích các thực phẩm và đồ dùng của Nga, bản thân là thế hệ trẻ nhưng cũng rất thích nghiên cứu các sản phẩm của Nga sản xuất và hiện nay nhiều người Việt rất ưa chuộng.

Xúc tiến thương mại Việt Nam - Liên bang Nga

Những năm gần đây, người tiêu dùng trong nước đã dần quen với sự có mặt của hàng hóa Nga trên thị trường. Từ các mặt hàng thực phẩm, nông sản đến quà tặng… với những ưu thế về chất lượng và giá thành, hàng Nga đã trở thành mặt hàng bán chạy, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm.

Chị Phạm Tuyết Mai - Phụ trách cửa hàng thực phẩm Nga cho biết: Thời điểm cuối năm hàng Nga sẽ bán chạy hơn, đặc biệt là cạnh tranh về giá cả. Kinh tế 2 nước ngày càng phát triển, hàng xuất khẩu cũng dễ dàng hơn.

Là cơ quan đại diện Bộ Nông nghiệp Nga tại Việt Nam, trung tâm Good Food Russia đã kết nối hơn 20 doanh nghiệp của 2 nước, với giá trị hợp đồng nguyên tắc trên 30 triệu đôla Mỹ. Đặc biệt năm nay, số lượng hàng hóa xuất khẩu từ Nga sang Việt Nam đã tăng gấp 4 lần năm ngoái

Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Quyền giám đốc trung tâm Good Food Russia tại Việt Nam cho biết: Đối với nước Nga và doanh nghiệp bên Nga, Việt Nam là thị trường họ mong muốn được vào, đây là một trong những cửa vào của thị trường Đông Nam Á. Càng ngày sự quyến rũ của thị trường Việt Nam ngày càng lớn, kỳ vọng vào thị trường ngày càng tăng.

Việt Nam là quốc gia duy nhất ký kết hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu, đồng thời là thành viên của ASEAN, khu vực có khoảng 600 triệu dân. Như vậy, Việt Nam có thể trở thành cửa ngõ để Nga tiếp cận khu vực và các quốc gia mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể trở thành trung tâm sản xuất của doanh nghiệp Liên bang Nga. Đây là những điều kiện lý tưởng giúp 2 nước thực hiện mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 5 tỷ đôla Mỹ vào năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.

Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.

Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.