Xung đột Hamas-Israel gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Xung đột ở Trung Đông giáng đòn mạnh vào triển vọng kinh tế ở thời điểm có nhiều hy vọng về khả năng kiềm chế đà tăng giá vốn do đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra.

Giới chuyên gia nhận định, việc xung đột bùng phát giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas- lực lượng nắm quyền kiểm soát Dải Gaza có thể khiến các ngân hàng trung ương phải đối mặt với xu hướng lạm phát mới, cũng như giáng một đòn mạnh vào niềm tin kinh tế toàn cầu.

Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc oanh tạc của máy bay Israel xuống thành phố Gaza ngày 8/10/2023.

Tác động cần thời gian để trở nên rõ ràng và sẽ phụ thuộc vào xung đột kéo dài bao lâu, mức độ căng thẳng như thế nào và liệu nó có lan sang các vùng khác trong khu vực hay không.

Khói lửa bốc lên trong các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza nhằm đáp trả loạt rocket của Phong trào Hamas nhằm vào lãnh thổ nhà nước Do Thái.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Agustin Carstens cho biết: “Còn quá sớm để nói những tác động có thể là gì, mặc dù thị trường dầu mỏ và chứng khoán có thể bị ảnh hưởng ngay lập tức”.

Nhưng, ít nhất điều này có khả năng tạo thêm một loạt thách thức khó lường cho nền kinh tế toàn cầu vốn đang chậm lại và thị trường Mỹ vẫn đang thích ứng với khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ duy trì lãi suất cao lâu hơn nhiều nhà đầu tư dự kiến.

Nhà kinh tế trưởng Carl Tannenbaum của Công ty Dịch vụ Tài chính Northern Trust cho rằng, bất kỳ nguồn gốc gây bất ổn kinh tế nào cũng làm trì hoãn việc ra quyết định, làm tăng phần bù rủi ro và có thể ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ, vì đây là khu vực sản xuất dầu mỏ lớn.

Tình hình bất ổn tái diễn ở Trung Đông và các vấn đề liên quan có thể trở thành nội dung thảo luận chính trong chương trình nghị sự của Hội nghị thường niên mùa Thu, do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức tại Marrakesh (Maroc). Tại đây, lãnh đạo tài chính các quốc gia đánh giá tình hình kinh tế thế giới vốn đang trong tình trạng biến động mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và căng thẳng thương mại gia tăng.

Đối với các ngân hàng trung ương, vấn đề đặt ra là xung đột Hamas-Israel có gây ra áp lực lạm phát mới hay không khi khu vực này không chỉ có các nhà sản xuất dầu mỏ lớn như Iran và Saudi Arabia, mà còn có các tuyến hàng hải thương mại lớn thông qua Vịnh Suez.

Giới chức Fed còn nhận định, giá năng lượng cao gần đây có thể gây rủi ro cho triển vọng giảm dần lạm phát, nhưng cho rằng nền kinh tế Mỹ có khả năng tránh được suy thoái do cú sốc bất ngờ từ bên ngoài.

Cả Israel và Palestine đều không phải là những nhà cung cấp lớn trên thị trường dầu mỏ, nhưng xung đột xảy ra tại khu vực sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới, do vậy phản ứng của các nước như Iran, Saudi Arabia sẽ được theo dõi chặt chẽ vì nó có thể gây ra đợt tăng giá mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.

Ngày 22/11, một người đàn ông đã tử vong và một người khác phải nhập viện sau khi một chiếc trực thăng rơi ở một vùng xa xôi của Australia.

Sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) quyết định ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant ngày 21/11 với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, hàng loạt các quan chức Mỹ đã có những phản ứng trái chiều trước vấn đề này.

Tân Hoa xã hôm 21/11 đưa tin, Cục địa chất tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc xác nhận một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc.

Đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Đức xác nhận sẽ đề cử ông Olaf Scholz làm ứng cử viên thủ tướng vào ngày 25/11 tới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.