Xung đột Israel - Hamas sang giai đoạn khốc liệt
Các nước Hồi giáo và Ả Rập nổi giận
Tại Istanbul, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng vòi rồng và bình xịt hơi cay để giải tán những người biểu tình tìm cách tiến vào khu nhà nơi có lãnh sự quán Israel. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - Tayyip Erdogan, trong một bài đăng trên X (trước đây mang tên Twitter), đã kêu gọi “toàn nhân loại hành động để ngăn chặn sự tàn bạo chưa từng có này ở Gaza”. Ông nhấn mạnh: Cuộc tấn công vào bệnh viện là 'ví dụ mới nhất về các cuộc tấn công của Israel', bất chấp những giá trị cơ bản nhất của con người.
Jordan, từ lâu được coi là thành trì ổn định trong khu vực, đã chứng kiến các cuộc biểu tình rầm rộ trong những ngày gần đây. Cuối ngày thứ Ba, những người biểu tình ủng hộ Palestine đã cố gắng xông vào Đại sứ quán Israel. Vụ nổ khiến Jordan phải hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh dự kiến vào thứ Tư giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo Jordan, Ai Cập và Chính quyền Palestine. Bộ trưởng Ngoại giao Jordan - Ayman Safadi cho rằng, luật pháp quốc tế “không thể chọn lọc” và “Thế giới phải lên tiếng rõ ràng, hành động kịp thời trước cuộc chiến này”.
Tổng thống Iran - Ebrahim Raisi cảnh báo "Ngọn lửa của những quả bom Mỹ - Israel thả xuống các nạn nhân người Palestine bị thương tại... bệnh viện ở Gaza vào tối nay sẽ sớm tiêu diệt những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái".
Tổng thống Iran - Ebrahim Rai nói: "Chiến dịch tấn công Al-Aqsa và ý chí của thánh chiến Palestine đã gây ra thất bại về tình báo, thất bại về an ninh và thất bại quân sự của chế độ theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái."
Phong trào Hezbollah ở Li Băng, ngày 17/10, đã kêu gọi tổ chức "ngày thịnh nộ" để lên án cuộc tấn công vào bệnh viện ở Gaza. Sau lời kêu gọi của Hezbollah, hàng trăm người biểu tình đã đụng độ với lực lượng an ninh Li Băng ở bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở vùng ngoại ô Awkar. Cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán người biểu tình, trong khi các bác sĩ đang điều trị những trường hợp ngạt thở.
Hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra tại Jordani vào thứ Tư giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Quốc vương Jordani Abdullah đệ nhị, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã bị hủy bỏ sau khi ông Abbas rút lui để phản đối vụ nổ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã dành phần lớn thời gian trong tuần qua để gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ả Rập nhằm cố gắng giảm bớt căng thẳng, nhưng những nỗ lực đó hầu như vô tác dụng sau vụ nổ bệnh viện.
" Tôi lo ngại rằng chúng ta đang bên bờ vực thẳm và nguy hiểm có thể thay đổi quỹ đạo của cuộc xung đột Israel - Palestine, nếu không nói là của toàn bộ Trung Đông. Sau hơn một thế kỷ xung đột và hơn nửa thế kỷ chiếm đóng, cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc đưa các bên đi đến một giải pháp chính trị công bằng và bền vững.", ông Tor Wennesland, điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tiến bộ hòa bình Trung đông, nói.
Quốc vương Jordan - Abdullah, một trong những đồng minh phương Tây thân cận nhất ở Trung Đông cảnh báo: “Cuộc chiến này đã bước vào giai đoạn nguy hiểm, sẽ đẩy khu vực vào một thảm họa không thể tả xiết ”.
Israel đang cấp tập chuẩn bị cho một cuộc tấn công bộ binh vào Dải Gaza. Việc này cũng đánh dấu sự bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc chiến, chuyển từ không kích với mức độ rủi ro thấp sang giao tranh trong địa bàn đô thị đông đúc với mức độ rủi ro cao hơn.
Đây là cuộc tấn công lớn thứ ba trên bộ vào Gaza kể từ khi Israel rời khỏi vùng đất ven biển này vào năm 2005. Chiến thuật của Israel luôn là di chuyển nhanh, kiểm soát càng nhiều lãnh thổ càng tốt, nhưng tránh giao tranh trên đường phố, nơi đối thủ yếu hơn có thể tận dụng tối đa địa hình. Việc tiến vào các khu vực đô thị ở Gaza sẽ mang lại một yếu tố hoàn toàn mới cho cuộc chiến.
Chuyên gia Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Chatham, bà Nomi lo ngại: "Hamas mạnh hơn rất nhiều (bên trong Gaza), vì thực tế là họ đã xây dựng những đường hầm này trong 16 năm. Họ đã quản lý Gaza, họ có một thị trấn dưới lòng đất. Họ kiểm soát đường hầm này, chứ không phải Quân đội Israel. Và chắc chắn là họ đã chủ động tính phương án chờ đợi binh lính Israel. Vì vậy, quân đội Israel cũng như người dân Gaza sẽ phải trả giá rất đắt."
Theo Bradley Bowman, Giám đốc cấp cao của Trung tâm sức mạnh quân sự và chính trị tại Quỹ Quốc phòng Dân chủ, mặc dù Israel có công nghệ tiên tiến để phát hiện các đường hầm của Hamas, mạng lưới ngầm sẽ đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho Lực lượng Phòng vệ Israel.
Israel có xe bọc thép và xe tăng cùng một đội máy bay không người lái và công nghệ khác, sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ trận chiến nào trong môi trường đô thị. Binh lính Israel được đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện chiến tranh đô thị, được mệnh danh là “Dải Gaza thu nhỏ”.
Israel duy trì một hạm đội xe tăng ấn tượng, với số lượng ước tính hơn 2.200 xe tăng bao gồm các phiên bản hiện đại và nâng cấp được điều khiển bởi các đơn vị thiết giáp sẵn sàng chiến đấu, là những điểm nhấn mạnh khả năng quân sự và cam kết duy trì an ninh và răn đe của nước này. Số lượng xe tăng mà Israel sở hữu cho thấy khả năng phòng thủ cũng như vị thế địa chính trị của quốc gia ở Trung Đông - một khu vực phức tạp, nơi mà mối quan hệ giữa các quốc gia láng giềng thường căng thẳng. Do đó, vai trò của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) là then chốt trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Xe tăng chiến đấu là tài sản đáng gờm trên mặt đất, tạo thành một phần không thể thiếu của chiến lược phòng thủ này, vừa là sức mạnh răn đe vừa là khí tài quân sự chiến lược trong các cuộc chiến.
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế, Israel có khoảng 170.000 quân thường trực và đã huy động khoảng 360.000 quân dự bị cho cuộc chiến, con số được huy động ước tính chiếm 3 phần tư quân số dự bị của nước này. Israel từ lâu cũng đã duy trì một chương trình vũ khí hạt nhân không được công bố.
Quân đội Israel từ lâu nhận viện trợ của Mỹ trị giá 3,3 tỷ USD hàng năm theo quy định của Quốc hội, cộng thêm 500 triệu USD nữa dành cho công nghệ phòng thủ tên lửa. Israel là một trong những quốc gia vũ trang tốt nhất ở Trung Đông. Lực lượng không quân của nước này sở hữu máy bay chiến đấu F-35 tiên tiến của Mỹ, các khẩu đội phòng thủ tên lửa bao gồm cả Patriot do Mỹ sản xuất và hệ thống phòng thủ tên lửa Mái vòm sắt.
Quân đội Mỹ đã điều tàu sân bay USS Gerald Ford và các quân nhân tới phía đông Địa Trung Hải để hỗ trợ trên không cho Israel bằng máy bay do thám và máy bay chiến đấu F-18 nếu cần thiết.
Theo trang tin Axios ngày 19/10, Mỹ sẽ cung cấp cho Israel hàng chục nghìn quả đạn pháo 155 mm mà ban đầu Mỹ định chuyển cho Ukraine, khi Quân đội Israel thông báo với Lầu Năm Góc rằng họ cần đạn pháo để chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ vào Dải Gaza.
Hamas quản lý Dải Gaza từ năm 2007, không có hàng tỷ USD viện trợ và vũ khí tiên tiến như quân đội Israel. Nhưng cuộc tấn công bất ngờ cuối tuần qua có sử dụng dù lượn, máy bay không người lái thả lựu đạn, bên cạnh đó Hamas tận dụng các chiến thuật chiến tranh du kích, có thể khiến bất kỳ cuộc tấn công mặt đất nào cũng trở nên nguy hiểm đối với quân đội Israel. Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế ước tính Hamas có từ 15.000 đến 20.000 chiến binh. Israel cho rằng con số này cao hơn, lên tới 30.000 tay súng.
Kho vũ khí của Hamas bao gồm súng trường tấn công, súng máy hạng nặng, lựu đạn và vũ khí chống tăng cũng như súng bắn tỉa tầm xa.
Mặc dù Israel có mạng lưới phòng thủ tên lửa rộng khắp, nhưng Hamas đã xây dựng được một nguồn cung cấp tên lửa khổng lồ được sản xuất trong nước có khả năng bắn nhiều tên lửa một lúc, xuyên thủng mái vòm sắt. Cuộc tấn công cách đây một tuần là một minh chứng cho khả năng này. Quân đội Israel cho biết, hơn 5.000 tên lửa đã bắn vào nước này khi cuộc xung đột bùng nổ. Tình báo Israel vào năm 2021 ước tính, Hamas và tổ chức thánh chiến Hồi giáo Jihad họat động ở Gaza có khoảng 30.000 tên lửa trong kho vũ khí. Các nhà phân tích cho rằng, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Hamas đã phát triển tên lửa dẫn đường có thể tấn công các mục tiêu chính xác hơn.
Giá dầu nhảy vọt nếu Iran tham gia vào cuộc xung đột
Bloomberg dự báo, trong kịch bản xấu nhất, cuộc xung đột tại Trung Đông sẽ đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái và thiệt hại 1 nghìn tỷ USD. Tác động của cuộc xung đột đến sự tăng trưởng và lạm phát toàn cầu được đánh giá theo ba kịch bản có thể xảy ra: cuộc xung đột phần lớn chỉ giới hạn ở Israel và các vùng lãnh thổ của Palestine; xung đột lan rộng sang Ly Băng và Syria; và sự đối đầu trực tiếp giữa Israel và Iran.
Theo các nhà phân tích, cả ba kịch bản đều có thể đẩy giá dầu tăng kỷ lục, lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc. Trong đó kịch bản xảy ra cuộc chiến toàn diện giữa Iran và Israel sẽ gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nhất. Các chuyên gia của Bloomberg đánh giá “Cuộc xung đột Hamas-Israel càng lan rộng thì tác động của nó không chỉ giới hạn trong khu vực mà sẽ mở rộng ra toàn cầu. Xung đột ở Trung Đông có thể gây chấn động khắp thế giới, vì khu vực này là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng và là tuyến đường vận tải quan trọng”.
Trong trường hợp xấu nhất, giá dầu thế giới có thể nhảy vọt lên 150 USD/thùng. Lạm phát toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng lên 6,7% trong năm 2024, cao hơn nhiều so với dự báo 5,8% của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tăng trưởng toàn cầu năm tới có thể sẽ giảm từ mức dự báo hiện tại 1,7% xuống còn 1%. Đây sẽ là con số tồi tệ nhất kể từ năm 1982. Xét về mặt tiền tệ, nền kinh tế toàn cầu sẽ thiệt hại khoảng 1 nghìn tỷ USD.
Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đã làm gia tăng lo ngại rằng giao tranh có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất năng lượng trong khu vực. Trung Đông chiếm hơn 1/3 thương mại đường biển toàn cầu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết các điều kiện hiện tại trên thị trường dầu mỏ đang có nhiều bất ổn. Tuy nhiên, cơ quan này nhận định cuộc chiến Israel-Hamas vẫn chưa có tác động trực tiếp đến nguồn cung nhiên liệu toàn cầu.
Chuyên gia tại Bloomberg lưu ý rằng, xác suất xảy ra kịch bản một cuộc xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel không cao.
Sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc xung đột giữa Hamas và Israel. Hàng nghìn người dân của cả Israel và Palestine đã chết trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Kinh tế thế giới có nguy cơ mất 1 nghìn tỷ đô la Mỹ. Cuộc xung đột đang leo thang này có thể nguy cơ đẩy Trung Đông vào vòng xoáy bạo lực và bất ổn mới, khiến tiến trình hòa bình ở Trung Đông lâm vào bế tắc. Bạo lực ở Israel và lãnh thổ Palestine cần phải chấm dứt, nhưng trong tương lai sẽ tiếp tục tái diễn chừng nào vấn đề Palestine vẫn chưa được giải quyết. Các cuộc chiến tranh sẽ còn nổ ra chừng nào chưa đàm phán để thành lập hai quốc gia cùng tồn tại trong hòa bình, an toàn và ổn định.
Trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên gia tăng nhanh chóng và lượng khí nhà kính đang ở mức cao nhất mọi thời đại, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lần thứ 29 của Liên hợp quốc (COP29) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn trên toàn cầu.
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghzi đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại Tehran để thảo luận chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran trong bối cảnh diễn biến quốc tế bị chi phối bởi việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.
Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống được dự đoán sẽ tác động đến chính trị toàn cầu, đặc biệt là đối với Trung Đông. Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền sắp tới của ông Donald Trump có thể tháo ngòi nổ Trung Đông và lập lại hòa bình trong khu vực?
Theo nhận định của giới chuyên gia, nguyên nhân khiến giá đồng Bitcoin tăng chóng mặt là do các nhà đầu tư mong đợi về một môi trường tài chính cởi mở hơn với tiền kỹ thuật số dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Chiến thắng áp đảo của Tổng thống đắc cử Donald Trump đánh dấu một chiến thắng lớn cho tỷ phú Elon Musk, người đã chi ít nhất 119 triệu đô la cho một nhóm ủng hộ ứng viên của Đảng Cộng hòa.
Liên minh cầm quyền tại Đức đã sụp đổ, kinh tế trì trệ, cùng với căng thẳng địa chính trị và áp lực bên ngoài có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào giai đoạn bất ổn. Nước Đức đang ở thời điểm bước ngoặt cho những cải cách và đổi mới để mạnh mẽ vươn lên.
0