Xung đột Liban - Israel có nguy cơ vượt tầm kiểm soát

Một số nhà phân tích thậm chí còn tin rằng cường độ xung đột hiện nay giữa hai bên đã vượt quá Chiến tranh Liban-Israel năm 2006. Cộng đồng thế giới lo lắng: Phải chăng vòng xoáy của xung đột Liban-Israel đang trên đà vượt khỏi tầm kiểm soát?

Ngày 27/9, quân đội Israel tuyên bố đã tiến hành một cuộc không kích vào trụ sở chính của Hezbollah ở vùng ngoại ô Dahiyeh của thủ đô Beirut, Liban.

Israel tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào Liban. Nguồn: Reuters

Ngày 28/9, Lực lượng Phòng vệ Israel xác nhận rằng thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đã thiệt mạng trong một cuộc không kích ở Beirut. Sau đó, Hezbollah đưa ra tuyên bố xác nhận rằng Hassan Nasrallah đã bị giết. Ông Hassan Nasrallah từng được gọi là "trái tim của Hezbollah". Trong mắt cộng đồng thế giới, cái chết của ông đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng trong tình hình giữa Liban và Israel, đẩy Trung Đông đến bờ vực xung đột trên diện rộng.

Xung đột Liban-Israel đã tồn tại từ lâu nhưng chủ yếu là mâu thuẫn ngầm, bị che khuất bởi xung đột giữa Palestine-Israel

Năm 1978, Israel xâm lược miền nam Liban và kiểm soát một khu vực rộng lớn phía nam sông Litani để trả đũa Tổ chức Giải phóng Palestine.

Năm 1982, Israel lại xâm lược Liban và từng bao vây Beirut. Sau khi đẩy lùi Tổ chức Giải phóng Palestine, nước này đã chiếm đóng miền nam Liban trong 18 năm. Năm 2000, cuộc đàm phán hòa bình giữa Palestine và Israel đạt được bước đột phá, quân đội Israel rút khỏi miền nam Liban.

Năm 2006, do Hezbollah tấn công binh lính của mình, quân đội Israel một lần nữa đưa quân xâm chiếm miền Nam Liban và giao tranh với Hezbollah, khiến ít nhất hàng nghìn dân thường thiệt mạng và một số lượng lớn người dân phải di dời.

Năm 2006, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 1701, kêu gọi ngừng bắn toàn diện, mở rộng nhiệm vụ của Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc tại Liban và tăng cường triển khai quân đội để duy trì an ninh ở miền Nam Liban.

Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Saksakiyeh, miền Nam Liban ngày 26/9. Nguồn: TTX

Trong 18 năm qua, Nghị quyết 1701 không được thực hiện đầy đủ, Hezbollah kiểm soát phần lớn miền Nam Liban và tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự. Israel đã nhiều lần tiến hành các cuộc không kích ở miền Nam Liban với lý do tấn công các mục tiêu quân sự của Hezbollah.

Đối với người dân Liban, đây giống như “cơn ác mộng tái diễn” sau 18 năm 

Sau khi đợt không kích của Israel vào Liban bắt đầu, cô Ferial Mason ẩn náu tại một trường học ở Beirut và chợt phát hiện ra rằng cô cũng đã trú ẩn ở đây trong cuộc xung đột Liban  - Israel 18 năm trước.

Ferial Mason cho biết: "Tôi đã tận mắt chứng kiến "Chiến tranh tháng Bảy" (cuộc xung đột Liban-Israel năm 2006). Lúc đó chúng tôi thật sự sợ hãi, nhưng không giống như bây giờ. Chúng tôi gặp nạn và sống cuộc sống lang thang khắp nơi. Chúng tôi cũng từng gặp phải tình trạng này vào năm 2006. Nhưng tình hình hiện nay khó khăn hơn rất nhiều".

Ông Raslan, 69 tuổi, sống ở thị trấn nhỏ biên giới Liban-Israel, kiếm sống bằng cách quản lý một siêu thị nhỏ và bán cà phê. Vài ngày sau khi xung đột nổ ra, mảnh đạn rơi gần siêu thị của ông, người từng trải qua nội chiến Liban và xung đột Liban-Israel năm 2006 lúc đó tin rằng xung đột sẽ sớm kết thúc nên vội vàng mang theo vài bộ quần áo chạy tới gia đình con gái ở thủ đô Beirut lánh nạn.

Giờ đây, số tiền tiết kiệm gần như cạn kiệt, ông Raslan hầu như không thể tiếp tục trang trải cuộc sống và nỗi khao khát về nhà của ông ngày càng tăng lên. "Tôi biết được thông tin từ những người lính của chính phủ ở quê hương rằng hầu hết thực phẩm trong siêu thị của tôi đều bị thối, kính trong nhà tôi bị vỡ. May mắn thay, ngôi nhà vẫn còn ở đó", nói đến đây, ông Raslan không giấu được vẻ buồn bã.

Ông Mohammed Raslan. Nguồn: Tân Hoa Xã

Gia đình Sameh Abu Ali trú ẩn ở Tyre cũng trong tình cảnh tương tự. Sau khi rời nhà vào đầu tháng 12 năm ngoái, họ đến Tyre trước, vào tháng 7 năm nay. Sau khi tình hình giữa Liban và Israel leo thang, họ chạy trốn lên núi. Mới đây, họ quay trở lại Tyre với tâm trạng lo lắng chờ đợi chiến tranh kết thúc. Nhà của họ bị chiến tranh tàn phá, gia đình không biết khi nào mới được trở về quê hương chứ đừng nói đến việc xây dựng lại tổ ấm.

Kể từ tháng 8 năm nay, tình hình giữa Liban và Israel bắt đầu “leo thang”. Với việc Israel tuyên bố sẽ chuyển trọng tâm quân sự sang biên giới phía bắc, thêm vụ một loạt thiết bị liên lạc phát nổ khiến tình hình đột nhiên nóng lên.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres; Nguồn: Reuter

Liên quan đến tình hình căng thẳng hiện nay, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo Liban đang trên bờ vực khủng hoảng và có thể trở thành "một dải Gaza thứ hai". Điều này có nghĩa là sẽ có thêm nhiều người vô tội thiệt mạng, cũng như sẽ xảy ra những thảm họa và bi kịch lớn hơn.

Vào ngày 7 tháng 10, xung đột Palestine-Israel tròn một năm. Hiện nay, cuộc chiến không chỉ tiếp tục kéo dài ở Gaza mà chiến tranh còn lan sang Liban. Người ta phải đặt ra câu hỏi: Khi nào hòa bình mới trở lại trên vùng đất bị tàn phá này?

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".

Lực lượng không quân Ukraine vừa xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này, nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Cựu hạ nghị sĩ bang Florida Matt Gaetz hôm 21/11 thông báo rút khỏi đề cử bộ trưởng Tư pháp do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra.

Chính quyền Nhà nước Palestine đã từ chối mọi kế hoạch của Israel về việc thiết lập vùng đệm ở phía Bắc Dải Gaza để phân phối viện trợ.

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani vừa bị truy tố tại New York, Mỹ với cáo buộc âm mưu hối lộ và gian lận trị giá hàng tỷ USD. Đáng chú ý, tỷ phú Gautam Adani hiện là người giàu thứ 2 tại Ấn Độ và giàu thứ 22 tại châu Á, với tổng tài sản gần 70 tỷ USD.

Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.