Xung đột Nga - Ukraine: Patriot khó trở thành 'viên đạn bạc'
Trung tướng Mark Hertling, người từng là chỉ huy Lục quân Mỹ tại Châu Âu, cho rằng Patriot là hệ thống hiện đại, có thể cải thiện năng lực phòng không của Ukraine. Nhưng ông cảnh báo rằng kỳ vọng Patriot đóng vai trò như "viên đạn bạc" có thể giải quyết mọi vấn đề phòng không của Ukraine là "không thực tế", bởi tổ hợp Patriot không thể sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức sau khi Mỹ bàn giao cho Ukraine. Các binh sĩ Ukraine sẽ phải mất nhiều tháng tham gia huấn luyện cách vận hành hệ thống phòng không hiện đại này.
Ngoài ra, Patriot cũng có một số hạn chế nhất định, nó không phải khí tài có thể thay đổi cuộc chơi. Mặc dù có tầm bắn xa, nhưng hệ thống phòng không này lại chỉ có thể bảo vệ một khu vực hạn chế. Ngoài ra, mỗi tên lửa đánh chặn hiện tại của Patriot có giá tới 4 triệu USD và các bệ phóng có giá khoảng 10 triệu USD. Mỗi khẩu đội Patriot có thể có tới 8 bệ phóng, mỗi bệ phóng lại có 4 tên lửa. Với mức giá đó, việc sử dụng Patriot để bắn hạ một UAV trị giá 20.000 USD hoặc tên lửa 100.000 USD của Nga sẽ không mang lại lợi ích.
Mặt khác, Mỹ và các đồng minh trong NATO cũng khó có thể nhanh chóng cung cấp thêm tổ hợp Patriot cũng như đạn đánh chặn cho Ukraine, do năng lực sản xuất thấp.
Trung tướng Mark Hertling cho rằng thách thức với các tổ hợp như Patriot lớn hơn so với các loại pháo bình thường rất nhiều, bởi quá trình chế tạo tên lửa đánh chặn chính xác mất nhiều thời gian và tốn kém hơn.
Ngoài hệ thống phòng không Patriot, Mỹ cũng sẽ lần đầu tiên cung cấp cho Ukraine bom tấn công trực diện phối hợp (JDAM), loại bom “thông minh” có gắn đuôi và bộ điều hướng với tác dụng làm tăng độ chính xác. Tuy nhiên, loại bom này cũng có một nhược điểm, đó là chúng thường được thả khi máy bay bay qua hoặc tới gần mục tiêu. Điều này sẽ gây rủi ro cho các phi công Ukraine vì có thể đưa họ vào tầm ngắm của các hệ thống phòng không Nga.
Trong bối cảnh các hệ thống vũ khí mới khó có thể giúp Ukraine thay đổi tình thế trên chiến trường, các chuyên gia cho rằng việc Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ làm cho xung đột kéo dài hơn.
Ông Du Wenlong, chuyên gia quân sự, bình luận: “Mỹ đang tìm cách giúp Ukraine thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nhiều lớp để ngăn chặn tác động của các cuộc tấn công tên lửa của Nga. Nếu các tên lửa tấn công và phòng thủ có thể tạo ra thế cân bằng mới, xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ còn kéo dài. Sẽ vô cùng khó khăn để Nga và Ukraine có thể đàm phán theo thế cân bằng mới.”
Quân đội Israel vừa kêu gọi dân thường sơ tán khỏi khu vực Baalbek ở miền Đông Liban, cảnh báo rằng nước này đã sẵn sàng tấn công các mục tiêu của Hezbollah tại đây và cả khu vực Douris gần đó.
Quân đội Israel cho biết họ đã chặn năm máy bay không người lái từ Liban sau khi có còi báo động vang lên ở phía Bắc và phía Đông Israel.
Phát biểu khai mạc Hội đồng Quỹ Thế giới Nga ngày 2/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Ukraine sẽ tiếp tục mất lãnh thổ nếu không chịu đàm phán với Nga.
Đêm qua, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào thủ đô Kiev của Ukraine. Cuộc tấn công kéo dài nhiều giờ đến tận sáng đã khiến ít nhất một người bị thương, các quan chức thành phố ngày 2/11 cho biết.
Ngày 2/11, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên khẳng định rằng, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục nỗ lực xây dựng năng lực tự vệ, đồng thời cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc đã đẩy bán đảo Triều Tiên vào các kịch bản chiến tranh.
Ngày 1/11, Mỹ đã thông báo về một gói viện trợ bổ sung cho Ukraine, trị giá 425 triệu USD và sẽ cung cấp cho Ukraine những vũ khí mà họ đang rất cần, bao gồm các loại tên lửa phòng không, đạn pháo và hệ thống phóng tên lửa đa nòng, xe bọc thép và vũ khí chống tăng.
0