Xung đột tại Syria: Hậu quả gần và hệ luỵ xa
Trong khi lượng HTS nỗ lực thành lập chính phủ quá độ thay thế chính thể đã sụp đổ nhanh chóng của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria, chiến sự diễn ra dữ dội ở nhiều nơi trên đất nước này, đã có một số lực lượng vũ trang ở bên trong Syria tiến hành những chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng HTS.
Thổ Nhĩ Kỳ cùng lực lượng HTS tấn công đẩy lực lượng vũ trang của người Kurd ra xa hơn biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ bất ngờ tăng cường mạnh mẽ hoạt động không kích nhằm vào những mục tiêu mà Mỹ cho rằng là những căn cứ của tàn binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Israel cũng tăng cường không kích vào Syria, tăng cường phòng vệ ở vùng lãnh thổ trên cao nguyên Golan của Syria mà Israel chiếm đóng trái phép từ rất nhiều năm nay, rồi thậm chí còn đưa lực lượng quân đội nhất định tiến sâu vào lãnh thổ Syria.
Có thể thấy được hậu quả đầu tiên của chính biến vừa qua ở Syria là gia tăng nguy cơ nội chiến mới; Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cùng Israel thoả sức và tự do hành động quân sự ở đất nước này. HTS đã dễ dàng đánh chiếm được thủ đô Damascus và lật đổ chính thể của ông Assad nhưng cả đất nước Syria lại ngập chìm trong bom nổ và đạn lửa. Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng cơ hội hiện có để giải quyết vấn đề người Kurd khi HTS còn phải dựa cậy vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ lo ngại tàn binh IS tận dụng tình trạng hỗn loạn hiện tại ở Syria để trỗi dậy trở lại và hồi sinh thách thức an ninh đối với Mỹ. Israel tận dụng cơ hội Syria chưa có chính quyền mới để triệt phá nhiều như có thể được cơ sở hạ tầng và tiềm lực quân sự của Hamas, Hezbollah và Iran ở Syria.
Một hậu quả khác đối với Syria là sự hồi hương của nhiều triệu người Syria đã rời quê hương tỵ nạn nội chiến. Các nước đã tiếp nhận người Syria tỵ nạn trong thời gian qua nay sẽ viện lý do chính thể của ông Assad không còn tồn tại nữa ở Syria để đẩy những người này trở lại Syria. Từ đó, sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề nan giải mới đối với Syria và nhiều nước bên ngoài về chính trị và an ninh, về nhân quyền và nhân đạo.
Hệ luỵ xa của biến cố hiện tại ở Syria là đất nước này trở thành biến số mới trong cuộc chơi ảnh hưởng và vai trò của các đối tác bên ngoài ở Syria nói riêng và ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh nói chung. Khoảng trống quyền lực và sự hỗn độn về chính trị an ninh và ổn định ở Syria sẽ được các đối tác bên ngoài tận dụng phục vụ lợi ích riêng. Syria sẽ không tránh khỏi trở thành quả bóng trong cuộc chơi địa chính trị của họ.
Syria còn cách xa hoà bình, yên hàn và phát triển.
Các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục cuộc tấn công, kiểm soát các khu định cư Daryino và Plyokhovo ở Khu vực Kursk, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin. Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 200 quân ở khu vực Kursk trong ngày qua.
Giới chức Sudan cho biết đã có ít nhất 176 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trên khắp lãnh thổ nước này.
Các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ với NBC News rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc xóa tên tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vừa nêu nhận định về thời điểm các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra, khi Warsaw chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 1/2025.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của ông Donald Trump đang đến gần.
Cơ quan quản lý cải tạo Hàn Quốc cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun đã cố gắng tự tử tại cơ sở giam giữ ở phía đông Seoul nhưng bất thành.
0