Xung quanh đề xuất cho học sinh nghỉ thứ 7

Khi các trường khối tiểu học đã được cho nghỉ ngày thứ 7, thì đã có đề xuất cho học sinh các khối cũng được nghỉ thứ 7. Thêm ngày nghỉ là mong mỏi của cả thầy và trò, nhưng cũng lại có nhiều khó khăn, bởi hiện nay chương trình là 5 tiết/ ngày, nếu trường không đủ cơ sở vật chất để học 2 buổi một ngày thì rất khó có thể đảm bảo được chương trình.

"Thứ 7 con vẫn phải học thêm nếu được nghỉ có thể giúp bố mẹ là việc nhà và làm những việc mình yêu thích.", em Nguyễn Duy Khoa, trường THCS Phú Diễn A, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, nói.

Còn em Nguyễn Đỗ Quyên, Trường THCS Phú Diễn A, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội cho rằng: "Sau 1 tuần mệt mỏi thì có thời gian cho gia đình và nói chuyện với bố mẹ nhiều hơn và như thế các bạn có thể cân bằng học tập trên trường và ngoài xã hội".

"Được nghỉ thêm một ngày có nghĩa là chúng tôi có thêm một ngày cho bản thân mình, cho gia đình. Khi bản thân được tái tạo thì chúng tôi cũng có nhiều sức khỏe cho công việc", cô giáo Nguyễn Thị Bích Liên, Trường THCS Phú Diễn A, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, nói.

Mong mỏi của cô trò nhưng lại là mối lo của các trường, bởi thực tế với 30 tiết/tuần nếu không học thứ 7 thì 5 tiết còn lại sẽ phải tính toán ra sao? Cắt giảm như thế nào cho hợp lý?

Vì thế, theo chuyên gia nên để các trường chủ động trong việc quyết định học hay nghỉ thứ 7 cho phù hợp với điều kiện của mình. Với những trường có điều kiện để học hai buổi/ ngày thì việc bố trí cho nghỉ ngày thứ 7 sẽ dễ dàng hơn.

PGS Đỗ Ngọc Thống, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: 25 tiết tuần nhân số tháng thì tổng thời lượng học quá ít không đảm bảo khối lượng kiến thức phổ thông, vì thế có thể tính toán, không nên cào bằng vì điều kiện học tập mỗi nơi mỗi khác.

Tùy từng điều kiện của các địa phương để có phương án nghỉ thứ 7 hay không cũng là điều mà Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích, nhưng phải bảo đảm việc sắp xếp, điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp, không dồn ép giờ học, không cắt xén chương trình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện kế hoạch năm học 2024-2025 và điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi, sáng nay 1/11, tại trường Tiểu học Bà Triệu, phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô.

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.