Ý nghĩa thật sự của tấm bằng IELTS là gì?

Ngày nay, việc sở hữu một tấm bằng IELTS trở nên quan trọng đối với nhiều người, cả về mục đích học tập hay công việc. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa thật sự của việc học IELTS.

Bén duyên với công việc phiên dịch tiếng Anh tại một tổ chức quốc tế, đối với Huyền Trang (Long Biên, Hà Nội), kì thi IELTS đã đem lại cho cô những giá trị vượt xa một tấm bằng. "Sau khi mình học kĩ năng viết thì mình thấy là mình có thể lập luận tốt hơn cũng như có tư duy về ngôn ngữ. Mình phải đọc rất nhiều và tìm tòi các kiến thức khác nhau như văn hóa, chính trị, địa lí. Vì thế mình thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều trong vốn kiến thức xã hội của mình. Công ty mình phải dịch rất là nhiều, thì mình có thể hỗ trợ các đối tác trong quá trình giao tiếp, chia sẻ thông tin. Với mình thì IELTS như một chìa khóa vàng, một cánh cửa giúp mình tiếp cận những công việc liên quan đến tiếng Anh", Huyền Trang nói.

Ý nghĩa thật sự của tấm bằng IELTS là gì?

Tuy nhiên cũng có những ý kiến trái chiều về hiệu quả thật sự của kì thi này.

Bạn Nguyễn Khánh Linh, quận Ba Đình, Hà Nội, cho biết: "mình có đăng ký một khóa học IELTS ba tháng, yêu cầu cam kết đầu ra là 6.5. Do khóa học thời gian khá ngắn nên thầy cô trên trung tâm chủ yếu hướng bọn mình đến cách học mẹo, học tips, giúp mình học thuộc những mẫu bài của người khác thôi. Không giúp gì cho mình trong cách suy luận hay cách làm bài viết của IELTS cả. Thế nên là bây giờ bắt mình thi lại IELTS thì gần như là mình sẽ phải học lại từ đầu và cái này quá tốn thời gian".

Theo chị Nguyễn Thị Mai Hương, giáo viên tiếng Anh, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội: "với những trường hợp các bạn luyện thi cấp tốc chỉ để đạt một cái chấm nhất định để các bạn nộp hồ sơ vào trường hoặc là xin việc ở đâu đấy, thì các bạn học như một cái máy. Mục đích của các bạn đã không đúng đắn ngay từ đầu nên việc các bạn nhận được một chứng chỉ nó cũng chỉ là một tờ giấy thôi, không có quá nhiều ý nghĩa. Chính vì vậy mà việc học ngôn ngữ là phải liên tục và lâu dài, luôn luôn có môi trường để thực hành nó. Với một nhân viên có năng lực nghề nghiệp tốt mà có thêm năng lực tiếng Anh nữa thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của các bạn. Tuy nhiên, nếu như bạn chỉ có tiếng Anh thôi mà năng lực chính về nghề nghiệp các bạn còn thiếu thì tiếng Anh rốt cuộc cũng chỉ là phần rất nhỏ khi đánh giá các bạn có thể thành công hay không trong xã hội".

Cuộc chạy đua thi IELTS rồi sẽ có điểm dừng, nếu câu hỏi “IELTS giúp ta thay đổi điều gì trong tư duy” được mỗi người học đặt sâu vào tâm trí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.