Y tế Hà Nội chuyển đổi số mạnh mẽ
Thay vì phải xếp hàng dài hàng giờ thì bây giờ chỉ mấy 6-8 giây, người bệnh có thể lấy được phiếu khám và lên thẳng nơi khám bệnh qua việc sử dụng căn cước công dân gắn chip và nhận diện khuôn mặt. Bên cạnh đó, mọi thông tin từ kết quả thăm khám, xét nghiệm, điều trị, đơn giá thuốc, vật tư… sử dụng trong thời gian điều trị cũng đều được thông báo một cách chi tiết, minh bạch và rõ ràng. ThS.BS Nguyễn Văn Trưởng - Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết, không chỉ giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh, bác sĩ và nhân viên y tế cũng được rút gọn thủ tục hành chính thông qua việc triển khai bệnh án điện tử.
Theo ThS.BS Vũ Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp bệnh viện đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thời góp phần tạo dựng niềm tin ngày càng cao cho người bệnh.
Nếu như trước đây, bệnh nhân nặng sẽ phải chuyển tuyến trên để điều trị thì hiện nay ca bệnh nặng vẫn được giữ lại tuyến dưới thông qua việc hội chẩn từ các bác sĩ của bệnh viện Chị - theo mô hình bệnh viện Chị - Em. Từ khi được hỗ trợ toàn diện thông qua mô hình bệnh viện Chị - Em, Bệnh viện đa khoa Ba Vì đã ra đời hai đơn nguyên cấp cứu và sơ sinh đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân trong vùng. Trong đó đẩy mạnh công tác hội chẩn trực tuyến, đi buồng trực tuyến.
Hà Nội được coi là điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành y tế Việt Nam. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho hay, 100% cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai hệ thống khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT điện tử (VSSID); lắp đặt các thiết bị đọc thẻ căn cước công dân gắn chíp để dần sử dụng thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế. Năm 2023, chỉ số cải cách hành chính của Sở Y tế đứng thứ 6 trong tổng số 22 sở, ngành của Thành phố.
Mục tiêu quan trọng nhất của chuyển đổi số ngành y tế là phục vụ người dân được tốt hơn, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp các bệnh viện, các cơ sở y tế Hà Nội vận hành an toàn, hiệu quả và chất lượng hơn, từ đó ngày càng hướng tới sự hài lòng của người dân./.
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
0