Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phối hợp UBND thành phố Hà Nội vừa tổ chức khai mạc "Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023". Tham dự sự kiện có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Trước giờ khai mạc sự kiện, các đại biểu đã làm Lễ dâng hương tại điện Kính Thiên; tham quan khu trưng bày sản phẩm làng nghề; dự tái hiện lễ rước tổ nghề tại một số làng nghề truyền thống Việt Nam.

Phát biểu chào mừng Festival, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề cả nước. Nhận thức giá trị sâu sắc của làng nghề và nghề truyền thống, Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09 về Phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô, trong đó khẳng định ưu tiên phát triển nghề và sản phẩm nghề thủ công truyền thống. Hà Nội đã ban hành quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến 2025 và định hướng đến năm 2030; đồng thời có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời Chủ tịch thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Hà Nội cam kết sẽ tiếp tục phối hợp, đồng hành với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghề và làng nghề Việt Nam, góp phần vào thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/9/2023.

"Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023" có quy mô 300 gian hàng của 42 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự. Nhiều hội thảo quốc tế, hoạt động giao lưu, trải nghiệm diễn ra liên tục trong các ngày từ 09 đến 12/11.

Tại lễ khai mạc "Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023", ban tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023 cũng đã tiến hành vinh danh 45 tác phẩm đạt giải. Đây là những tác phẩm xuất sắc được tuyển lựa trong số hơn 400 tác phẩm gửi dự thi của các nghệ nhân, thợ giỏi trên cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Sinh ra trong một gia đình làm nghề đậu bạc truyền thống tại làng Định Công (Hà Nội), nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đã được truyền đạt những bí quyết, kỹ thuật nghề đậu từ cha của mình - nghệ nhân Quách Văn Trường. Bằng sự sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, nghệ nhân Tuấn Anh đã tạo nên những tác phẩm hiện đại và độc đáo, góp phần làm nên danh tiếng cho làng nghề Định Công.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.