Bản hùng ca đặc biệt và dự cảm ngày chiến thắng

Trong số rất nhiều ca khúc viết về ngày giải phóng thủ đô thì “Tiến về Hà Nội” của cố nhạc sĩ Văn Cao được xem như ca khúc có nhiều điều “kỳ lạ” nhất. Chính cái sự "kỳ lạ" ấy, cộng thêm nhịp điệu khí phách hào hùng, âm hưởng lãng mạn đậm chất Hà Thành đã khiến cho ca khúc trở nên bất hủ.

Là người Hà Nội chắc hẳn chúng ta ai cũng thân thuộc với giai điệu bài hát “Tiến về Hà Nội” của cố nhạc sĩ Văn Cao. Điều đặc biệt của “Tiến về Hà Nội” là nó không chỉ là ca khúc đầu tiên và hay nhất viết về ngày giải phóng thủ đô, mà còn là bài hát có nhiều cái nhất như: dự báo chính xác nhất về không khí hào hùng của thời khắc lịch sử, là khúc khải hoàn được nhiều người yêu thích nhất, là bức tranh bằng âm nhạc đẹp nhất về cuộc hội ngộ trong ngày về của những người con Hà Nội  … Gần bảy thập kỷ đã trôi qua, trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại của thủ đô, chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian trở lại quá khứ để hiểu hơn về bài hát sống mãi với thời gian này.

 

Mùa xuân năm 1949, tại Việt Bắc, Chi hội Văn nghệ Liên khu 3 - nơi nhạc sĩ Văn Cao cùng nhà văn Nguyễn Đình Thi, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân... đang sinh hoạt, được giao nhiệm vụ "nhanh chóng sáng tác những tác phẩm động viên bộ đội và nhân dân chiến đấu". Ngay sau buổi họp, nhạc sĩ Văn Cao đã tìm gặp đồng chí Khuất Duy Tiến lúc đó là Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng đồng chí Lê Quang Đạo là Bí thư liên tỉnh Hà Nội – Hà Đông  và hứa sẽ viết một ca khúc về Hà Nội.

Đêm ấy, ra về, đi dọc đường làng Đào Xá, dưới trăng sáng mờ ảo lung linh bên những rặng tre xanh là những nét nhạc đầu tiên đã đến với người nhạc sĩ. Và rồi chỉ hai tuần sau đó, ca khúc "Tiến về Hà Nội" đã hoàn thành và được lãnh đạo Thành ủy Hà Nội cho in ngay trên báo Thủ đô. Như vậy là “khúc khải hoàn của người Hà Nội” được viết cho một ngày chiến thắng trở về - những 5 năm, trước ngày giải phóng thủ đô với ca từ chất chứa nhớ mong, khát vọng chạm về những thân quen của phố phường Hà Nội.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, “Tiến về Hà Nội” chính là một dự cảm thiên tài của người nghệ sĩ khi đã dự báo và miêu tả gần như chính xác những gì diễn ra tại Thủ đô trong thời khắc lịch sử trọng đại ấy. Tất cả diễn ra trùng khớp một cách kỳ lạ. Thực tế cho thấy hình ảnh đoàn quân tiến về trong rừng cờ hoa chào đón đẹp không khác gì so với lời bài hát: “Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố…”

Được viết theo thể loại hành khúc, giai điệu trầm hùng, lời ca trong sáng… “Tiến về Hà Nội” đã vẽ lên khung cảnh náo nức, tươi vui, đầy khí thế của ngày chiến thắng.

Hơn 7 thập kỷ đã trôi qua, đến nay, “Tiến về Hà Nội” vẫn là bài hát được rất nhiều người Việt Nam và đặc biệt là người dân Hà Nội yêu mến. Âm thanh của ca khúc vẫn thường xuyên vang lên và không thể nào thiếu trong dịp kỷ niệm Ngày giải phóng thủ đô 10/10.

Video Clip ca khúc “Tiến về Hà Nội”:

 

Được coi là ca khúc viết về Hà Nội với tình yêu sâu đậm nhất , là khúc sử thi chân thực, sống động nhất về ngày giải phóng thủ đô 69 năm về trước, nên ca từ của “Tiến về Hà Nội” được nhiều người mặc định, coi như được viết từ cảm nhận của chứng nhân lịch sử. Và thế là từ sự yêu mến, tin tưởng đó, một "ngộ nhận thú vị" đã nảy sinh. Nhiều người nghe "Tiến về Hà Nội" đã nhầm tưởng, trong ngày lịch sử đó có tới năm cánh quân tiến về giải phóng thủ đô như lời bài hát “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào/Chảy dòng sương sớm long lanh”.

Sự thực là quân ta đã vào giải phóng Thủ đô chỉ qua hai cửa ô: đó là Ô Cầu Giấy và Ô Cầu Dền.

Sở dĩ nhạc sĩ Văn Cao đưa ra hình tượng 5 cửa ô trong “Tiến về Hà Nội” là bởi ông đã lấy cảm hứng từ ngôi sao vàng 5 cánh - một hình ảnh thiêng liêng, biểu tượng của niềm tin và khát vọng chiến thắng. Theo các tư liệu thì ngày 10/10/1954 chỉ có 2 cánh quân tiến về tiếp quản Hà Nội. Cụ thể:

- Lúc 8h, cánh quân phía Tây là những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ Đô, dẫn đầu là Trung đoàn trưởng - Anh hùng Quân đội Nguyễn Quốc Trị đã xuất phát từ Quần Ngựa đi qua các đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang… đến 9 giờ 45 phút thì qua Cửa Đông vào đóng trong “Thành cổ Hà Nội”.

- 8h45, Cánh quân phía Nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 xuất phát từ “Việt Nam học xá” – tức khu vực Đại học Bách khoa bây giờ, tiến qua Bạch Mai, phố Huế… vòng quanh hồ Hoàn Kiếm, rồi trở lại, theo hai hướng đông và tây của phố Trần Hưng Đạo, vào đóng quân ở các khu vực Đồn Thủy nay là Bệnh viện 108, Bệnh viện Hữu Nghị và Đấu Xảo - Cung văn hóa Hữu Nghị.

- 9h30: Đoàn cơ giới và pháo binh, do Chủ tịch Ủy ban Quân quản Vương Thừa Vũ, và Phó chủ tịch Trần Duy Hưng dẫn đầu, xuất phát từ sân bay Bạch Mai, đi đến Ngã tư Vọng, sang Ngã tư Trung Hiền, theo đường Bạch Mai, phố Huế, qua Bờ Hồ, đi đường Hàng Đào, Hàng Ngang, qua chợ Đồng Xuân, lên Hàng Giấy, vườn hoa Hàng Đậu…qua Cửa Bắc vào “Thành cổ Hà Nội”.

Như vậy là với hai đường tiến binh từ phía Tây và phía Nam, sáng 10/10/1954, quân ta đã vào giải phóng Thủ đô chỉ qua hai cửa ô là: Ô Cầu Giấy và Ô Cầu Dền, chứ không phải gồm 5 cánh quân tiến qua 5 cửa ô như nhiều người lầm tưởng.

 

"Hoài Đức phủ toàn đồ" - bản đồ sớm nhất về Hà Nội còn lại:

Theo như bản đồ “Tỉnh thành Hà Nội” vẽ năm 1831 dưới thời vua Minh Mạng thì Hà Nội có 16 cửa ô gồm:

1. Ô Yên Hoa (ngã ba đê Yên Phụ - đường Thanh Niên bây giờ)

2. Ô Yên Tĩnh (ngã ba đê Yên Phụ - phố Cửa Bắc ngày nay)

3. Ô Thụy Chương (Trường THPT Chu Văn An Thụy Khuê)

4. Ô Thạch Khối (Dốc Hàng Bún)

5. Ô Phúc Lâm (tức ô Hàng Đậu - ngã ba Trần Nhật Duật - Hàng Đậu)

6. Ô Đông Hà (ô Quan Chưởng - ngã ba Trần Nhật Duật - Hàng Chiếu).

7. Ô Trường Thanh (đầu phố Hàng Chĩnh )

8. Ô Mỹ Lộc (Ngã tư Hàng Thùng - Hàng Tre)

9. Ô Đông Yên (Ngã tư Lò Sũ - Nguyễn Hữu Huân)

10. Ô Tây Luông (Khu vực Nhà hát Lớn)

11. Ô Nhân Hòa (Ngã tư Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông)

12. Ô Thanh Lãng (ô Đống Mác - Đầu đường Trần Khát Chân)

13. Ô Yên Thọ, (ô Cầu Dền – Ngã tư phố Huế - Bạch Mai)

14. Ô Kim Hoa (Kim Liên)

15. Ô Thịnh Quang (sau đổi ô Chợ Dừa” hay Ô Cầu Dừa - Ngã năm Khâm Thiên - Xã Đàn, Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - La Thành)

16. Ô Thanh Bảo (hay ô Cầu Giấy – Ngã tư Kim Mã - Sơn Tây)

Hay căn cứ theo một bài vè dân gian khá phổ biến thời cuối thế kỷ 19 thì Hà Nội có 15 cửa ô.

“Mười lăm ô đứng đường đường:

Yên Ninh, Yên Phụ, Thụy Chương một bề.

Tiền Trung, Nghĩa Lập gần kề

Thanh Hà, Ưu Nghĩa, dưới là Đông Yên.

Cựu Lâu, Mỹ Lộc, Lương Yên

Thịnh Yên, Thanh Bảo, Kim Liên, Thịnh Hào.”

Sang thế kỷ 20, số cửa ô giảm hẳn, chỉ còn lại những cửa ô quan trọng, nhưng chắc chắn là nhiều hơn con số 5: Cầu Giấy, Cầu Dền, Chợ Dừa, Hàng Đậu, Hàng Mắm, Đống Mác… và Yên Phụ, Kim Liên, Yên Ninh…

 

Trong số 16 cửa ô của Hà Nội, hiện chỉ còn duy nhất Ô Quan Chưởng hay còn gọi là Đông Hà Môn là di tích lịch sử duy nhất còn tồn tại tới ngày nay và vẫn giữ được vẹn nguyên nét kiến trúc xưa. Được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 triều đại nhà Lê, tức năm 1749, Ô Quan Chưởng từng được nhiều lần trùng tu, cải tạo, xây dựng lại. Theo sử sách cửa ô này được gọi là Ô Quan Chưởng là để tưởng nhớ công lao của một viên Chưởng cơ từng chỉ huy đội quân 100 binh lính anh dũng chiến đấu với quân Pháp để bảo vệ thành Hà Nội.

Đến năm 1881, trên bức tường bên trái của cổng Ô Quan Chưởng, Tổng đốc Hoàng Diệu đã cho đặt một tấm bia gọi là “Lệnh cấm trừ tề”. Tức tấm bia nhắc nhở lính gác không được hạch sách người dân qua lại.

Trước kia, Ô Quan Chưởng là nơi ra vào tấp nập với người buôn kẻ bán từ các vùng Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình lên kinh thành trao đổi, thông thương.

Được thiết kế theo kiểu vọng lâu với hai tầng. Tầng dưới có ba cửa vòm với cửa chính giữa cao 3m, rộng gần 3m, hai cửa phụ mỗi bên cửa rộng 1,65m và cao 2,5m. Tầng trên có vọng lâu 4 mái, thu nhỏ dần vào vị trí giữa, xung quanh có đường đi chạy, mé ngoài có lan can trang trí với các họa tiết lục lăng, tứ giác, hoa thị.

Lối dẫn lên vọng lâu được xây ở hai bên phía ngoài cổng phụ, toàn bộ cửa có chiều rộng 20m, chiều dài 7m và xây bằng đá, gạch vồ loại lớn, tương tự loại gạch xây tường ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Phía trên cửa chính dưới vọng lâu là một khung hình chữ nhật được đắp nổi ba chữ “Đông Hà Môn”.

Long Thành bao quản nắng mưa

Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây

(Ca dao)

Là một trong những công trình có tuổi đời vài trăm năm tuổi còn sót lại mang đậm dấu ấn lịch sử của Kinh thành Thăng Long xưa, Ô Quan Chưởng từ lâu đã được xem như một địa danh văn hóa lịch sử để du khách ghé thăm khi muốn tìm lại hình ảnh cửa ô mái phố trong quá khứ.

 ***

Trong số rất nhiều ca khúc viết về ngày giải phóng thủ đô thì “Tiến về Hà Nội” của cố nhạc sĩ Văn Cao được xem như ca khúc có nhiều điều “kỳ lạ” nhất. Chính cái sự "kỳ lạ" ấy, cộng thêm nhịp điệu khí phách hào hùng,  âm hưởng lãng mạn đậm chất Hà Thành đã khiến cho ca khúc trở nên bất hủ. Đến nay, trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử, ca khúc này vẫn sống mãi với thời gian, để rồi cứ mỗi dịp tháng 10 về, trong không khí hân hoan mừng ngày chiến thắng, bài hát lại vang lên như nỗi lòng và niềm tự hào của biết bao thế hệ người Hà Nội. 

"Trùng trùng quân đi như sóng

Lớp lớp đoàn quân tiến về

Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng

cờ ngày nào tung bay trên phố

Trùng trùng say trong câu hát lấp lánh lưỡi lê sáng ngời

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về

Cả cuộc đời tươi vui về đây..."

 

 

Tổng hợp: Anh Thư
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Sự kiện công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm đã đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án “Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030”.

Phở bò là đại diện duy nhất của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024 do Taste Atlas công bố mới đây.

Với nhiều người Hà Nội, hương vị ấm nóng của bát cháo lòng trong buổi sáng mùa đông giá lạnh đã trở thành thứ không thể thiếu, gắn với nhịp sống bình dị mà dân dã.

Thời tiết chuyển dần sang Đông, cũng là lúc những cánh đồng hoa cải ở ngoại thành Hà Nội đồng loạt bung nở, trải một màu vàng rực rỡ.

Văn hóa Hàn Quốc, từ ẩm thực đến các lễ hội, đang dần hòa nhập và tạo nên dấu ấn riêng tại Hà Nội. Có hẳn một khu phố được gọi là Korean Town của người Hàn ở Mỹ Đình.

Phở, từ khi được bán tại những gánh hàng rong giản dị đã trở thành một phần văn hóa Việt. Câu chuyện về phở đã được làm sống động bởi những nghệ nhân phở gia truyền, những người gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực độc đáo của phở qua nhiều thế hệ.

Những phong bao lì xì - biểu tượng của sự may mắn ngày đầu năm giờ đây đã có diện mạo bắt mắt, nhưng vẫn lưu giữ được ý nghĩa đặc biệt của dịp Tết cổ truyền.

Những ngày cuối năm, phố Hàng Quạt khoác lên mình một diện mạo sống động hơn. Âm thanh của cuộc sống hòa với những điều xưa cũ trên con phố, tạo nên một không gian đầy hoài niệm, một nét đẹp văn hóa truyền thống ko dễ bị phai mờ giữa cuộc sống hiện đại.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cửa hàng kem 35 Tràng Tiền đã trở thành một phần ký ức không thể thiếu của bao thế hệ người Hà Nội. Dù là mùa đông lạnh giá hay mùa hạ oi ả, ai qua đây cũng không thể không dừng chân, thưởng thức một cây kem Tràng Tiền ngọt ngào.

Nhiều con phố, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội đã được trang hoàng lộng lẫy, tạo nên một không gian vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, ngập tràn không khí mùa Noel.

Khi cái lạnh se sắt len lỏi vào từng góc phố thủ đô, những hàng chè nóng đã trở thành một lựa chọn đầy thú vị, một món quà ăn không thể thiếu trong nhịp sống của người dân.

Giáng sinh đang rất gần. Phố Hàng Mã, Nhà thờ Lớn hay những khu vực trung tâm đều trở thành những điểm được du khách đổ về tham quan, chụp ảnh và tận hưởng bầu không khí vui tươi, ấm áp của dịp lễ hội cuối năm.

Những bề bộn của cuộc sống có thể làm cái 'chất' Hà Nội bị pha loãng hơn. Tuy nhiên, trong sự thay đổi ấy, vẫn có những giá trị cốt lõi được giữ gìn và tiếp nối qua các thế hệ. 'Chất' người Hà Nội, dù có biến chuyển, vẫn là thứ không thể mất đi, chỉ cần thời gian và sự bồi đắp đúng cách để trở lại mạnh mẽ hơn trong một Hà Nội hiện đại và năng động.

Càng tới gần ngày Giáng sinh, phố phường của quận trung tâm Hoàn Kiếm được trang trí nhiều sắc màu lung linh, ngập tràn không khí lễ hội vui tươi.

Hà Nội trở lạnh trong những ngày cuối năm cũng là lúc người dân chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và thời khắc chuyển giao giữa năm cũ - năm mới. Khắp đường phố, không khí Giáng sinh ngập tràn, đặc biệt là con phố Hàng Mã, nơi được mệnh danh là "thủ phủ" của đồ trang trí, đồ chơi lễ hội.

Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, hơn ai hết, những cựu chiến binh hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những buổi chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.

Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.

Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.

Nếu như trước đây, muốn được chiêm ngưỡng và chụp bức hình với cánh đồng hoa tam giác mạch, mọi người phải đi đến miền cao nguyên đá Hà Giang xa xôi. Thì nay, ngay giữa lòng Thủ đô, ai cũng có thể ngắm nhìn loài hoa hoang dã, độc đáo này.

Ẩm thực Hà Nội từ lâu đã làm say lòng nhiều thực khách không chỉ bởi sự đa dạng trong món ăn mà còn bởi sự tinh tế trong cách thưởng thức. Có những món ăn ở Hà Nội chỉ ngon khi ta thưởng thức vào mùa đông và một trong số đó là món bánh đúc nóng - thức quà thơm ngon, ấm lòng, đơn giản mà khó quên.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.

Thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của ban ngày, Hà Nội buổi tối đẹp theo cách rất riêng. Dưới ánh đèn đêm lung linh, huyền ảo, vẻ đẹp thuần khiết của Hà Nội càng khiến những ai đã gắn bó với thành phố này mãi chẳng thể nào quên. Hồ Gươm được ví như trái tim của Thủ đô Hà Nội, nếu ban ngày là một không gian xanh mướt thì khi màn đêm buông xuống, nơi đây lại trở nên lung linh, huyền ảo.

Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.

Suối Yến trong những ngày đầu đông đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách. Hoa súng nở rộ trong khung cảnh thơ mộng khiến nơi đây như một bức tranh sống động.

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.

Một chiếc bánh mì truyền thống từ khi nào đã trở thành bữa sáng của nhiều người Hà Nội, đó không chỉ là món ăn tiện lợi với đầy đủ dinh dưỡng mà đôi khi còn là hương vị bình dị của tuổi thơ.

Khi Hà Nội vào mùa hoa cúc, các vườn hoa, ngõ phố, con đường trở nên rộn ràng, tấp nập khi du khách tìm đến để chụp hình check in cùng cúc họa mi.

Giữa Thủ đô nhộn nhịp, có một nhịp sống yên bình, nhịp sống với những thanh âm bình dị trên con phố Hàng Khoai ở Hà Nội.

Ngày 10/10/1954, Ủy ban Kháng chiến và đoàn quân từ chiến khu tiến về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trong niềm hân hoan tột cùng của hơn 40 vạn người dân, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, hồ Gươm lung linh ánh sáng tự do sau những năm dài bị thực dân Pháp chiếm đóng.

Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò.

Nếu bạn đã thấy hơi lạnh tràn về trên phố mỗi sớm mai, đã thấy cuốn lịch trên tường mỏng dần đi theo ngày tháng... thì cho dù có bận rộn để hoàn thành kế hoạch của năm, cho dù có đang mải miết chinh chiến vì áo vì cơm, cũng có đôi lần lòng chùng xuống. Vì ngoài kia, tháng 12 đã về, đã lấp ló đâu đó, trên vệt nắng vàng nhạt đầu ngày, trong cơn gió se se mỗi sáng, trong những đêm lành lạnh một mình.

Hà Nội về đêm có hai thứ ánh sáng rực rỡ nhất, một là ánh đèn, hai là ánh sáng tỏa ra từ sự nỗ lực của rất nhiều người trẻ.

Ngày xưa, khi cuộc sống còn khó khăn và thiếu thốn, có những món ăn giản dị nhưng lại chứa đựng bao nhiêu tình cảm và kỷ niệm. Một trong những món ăn đặc trưng của làng quê thời ấy chính là châu chấu rang. Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận món ăn này ngay từ lần đầu, nhưng nếu đã một lần thử thì hương vị thơm lừng đậm đà từ châu chấu rang sẽ khiến lòng người khó quên.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Thưởng thức từng hạt xôi dẻo, từng viên kem ngọt thơm trên những con phố của Hà Nội, dù là mùa đông hay hè cũng đều đem lại cảm giác thật khó quên.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Tiết chào cờ đầu tuần của buổi sáng thứ hai luôn được các nhà trường duy trì với nhiều hoạt động sôi nổi để khởi động một tuần học tập đầy hứng khởi.

Có bao giờ khi bước đi trên phố và ngắm nhìn những khung cửa sổ của những ngôi nhà bên đường bạn chợt nhận ra đó chính là nơi những công dân đô thị 'kết nối' với bầu trời. Nhưng tiếc thay, những ô cửa sổ ấy, đôi khi, lại chẳng thể mở ra khoảng trời đủ rộng thỏa mãn khát khao 'bay cao' của những con người sống trong những ngôi nhà có những ô cửa sổ ấy.