Điện nhà trọ - bắt chẹt người thuê

Mặc dù Nhà nước đã có quy định cụ thể về cách tính và mức giá bán điện cho người ở trọ, nhưng nhiều chủ nhà trọ ít khi tuân thủ các quy định này mà tự đưa ra giá điện với mức cao hơn so với giá điện sinh hoạt Nhà nước quy định.

Người thuê trọ trả tiền điện cao hơn cả tiền nhà

Người ở trọ thường là những người có hoàn cảnh khó khăn nên chưa có nhà, lao động nhập cư, công nhân, học sinh... Giá điện cao hơn quy định mà chủ nhà thường tính cho họ khiến những người thuê trọ vốn có thu nhập thấp lại thêm gánh nặng.

Tại một khu nhà trọ ở phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm), người thuê nhà chủ yếu là công nhân và người lao động. Mỗi một phòng trọ được lắp một công tơ điện riêng. Giá thuê trung bình mỗi phòng là 600 nghìn đồng/tháng. Gia đình chị Nguyễn Thị Yến đã thuê ở đây nhiều năm. Ban đầu giá điện chủ nhà đưa ra là 3.500 đồng/1 kWh, nhưng từ hơn một năm nay giá điện đã tăng lên thành 4.000 đồng/1 kWh… khiến tiền điện có khi gấp đôi, thậm chí vào tháng hè còn gấp 3 lần tiền thuê nhà.

Giá điện 4.000 đồng/kWh cao hơn hẳn giá điện sinh hoạt bậc 6 gần 1.000 đồng lại đang là giá chung được hầu hết các chủ nhà trọ đưa ra. Với mức lương công nhân từ 6 - 8 triệu đồng/tháng, mức giá tiền điện như trên thực sự là gánh nặng đối với người thuê trọ. Nhưng họ dường như không có lựa chọn nào khác.

Trên thực tế, nhiều giao dịch thuê trọ không có hợp đồng mà chỉ là thỏa thuận miệng. Có những trường hợp lúc hỏi thuê chủ nhà nói tiền điện một mức giá, rồi khi vào ở lại là một mức giá khác và người thuê trọ phải chấp nhận thực tế đó.

Bạn Nguyễn Văn Thái, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hiện đang thuê trọ trên phố Trần Quý Kiên (quận Cầu Giấy) cho biết bên cạnh vô vàn mức phí khác khi thuê phòng, nhiều sinh viên – đối tượng chủ yếu phụ thuộc kinh tế vào gia đình, cũng đang phải gánh mức tiền điện cao hơn so với bình thường.

Theo quy định pháp luật, sinh viên và người lao động thuê nhà trọ, cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Nhưng thực tế nhiều khu nhà trọ không áp dụng quy định này. Với cách tính giá điện tùy tiện, những ông chủ, bà chủ của các khu nhà trọ đang khiến người thuê nhà "méo mặt". Cuộc sống đã bấp bênh càng thêm khốn khó với nỗi ám ảnh giá điện.

Với cách tính giá điện tùy tiện, những ông chủ, bà chủ của các khu nhà trọ đang khiến người thuê nhà "méo mặt".

Quy định giá bán lẻ điện sinh hoạt của Bộ Công Thương

Tại Phụ lục của Quyết định số 2941/QĐ-BCT ngày 08/11/2023 của Bộ Công Thương, giá bán lẻ điện sinh hoạt có 2 cách áp dụng như sau:

- Đối với trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà); trường hợp thời hạn cho thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

Bộ Công Thương quy định nếu chủ nhà trọ đứng tên ký hợp đồng mua bán điện theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt, cứ 4 người thuê nhà được tính là một hộ sử dụng điện.

- Trường hợp không thể kê khai được số người, sẽ áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3, tức tối đa 2.125 đồng/số cho toàn bộ lượng điện tiêu thụ.

Các mức giá điện trên chưa bao gồm thuế VAT.

Các mức giá điện sinh hoạt theo quy định của Nhà nước.

Nhiều chủ nhà trọ thu giá điện quá mức quy định

Như vậy, theo quy định của Bộ Công Thương, tuỳ vào thời hạn hợp đồng, số kWh điện sử dụng, số người ở trong một phòng trọ, thì sẽ có những mức giá điện khác nhau, tính ra tối đa là chưa tới 3.000 đồng/1 kWh. Tuy nhiên, giá tối đa này là giá của nhà nước, còn giá mà nhiều người thuê nhà trọ đang phải chịu được gọi là "giá chung" tại nhiều khu trọ.

Chỉ cần vào các trang quảng cáo cho thuê nhà trọ trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những nơi cho thuê phòng có giá điện đắt hơn giá quy định của Bộ Công Thương. Bài đăng nào cũng để giá khoảng từ 3.500 - 4.000 đ/số điện, điều này dẫn đến việc mức "giá chung" dần trở thành mức giá "hợp lý" mà giá quy định bỗng nhiên trở thành "giá rẻ".

Tại một số khu nhà trọ ở Hà Nội như Mai Dịch, Dịch Vọng (quận Cầu Giấy); Đình Thôn, Nhân Mỹ (quận Nam Từ Liêm); Tương Mai (quận Hoàng Mai) và một số khu công nghiệp (KCN) như Vĩnh Tuy (quận Hoàng Mai), KCN Thăng Long… giá tiền điện người thuê nhà phải chịu cao từ 15 - 30% so giá điện sinh hoạt theo quy định.

Trong vai người có nhu cầu thuê trọ, lần theo số điện thoại trong một bài đăng, phóng viên đã đến tận nơi để khảo sát giá tiền điện tại khu nhà trọ trên địa bàn phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) - khu vực tập trung đông sinh viên và công nhân lao động. Chủ nhà trọ đã đưa ra mức giá phòng trọ là 2 triệu đồng/tháng và giá điện là 4.000 đồng/kWh. Khi PV có ý thắc mắc mức giá điện như vậy là quá cao và giá quy định của Nhà nước chỉ có 2.900 đồng/kWh, thì được chủ nhà trọ lý giải: "giờ tiền điện nó còn tăng.... Tiền điện 4.000 đồng/kWh giá chung rồi, còn hao hụt, càng dùng nhiều càng đắt, nó còn nhiều cái chứ ai người ta thu thế...".

Tiếp tục tìm đến một nhà trọ khác ở phường Mỹ Đình (quận Bắc Từ Liêm), PV cũng được chủ nhà trọ đưa ra mức giá 4.000 đồng/kWh và theo họ đó cũng là mức giá "hợp lý" và là giá chung ở khu vực này trong nhiều năm nay.

Giá tiền điện người thuê nhà phải chịu hiện cao từ 15-30% so với giá điện sinh hoạt theo quy định.

Ai xử lý việc thu tiền điện sai quy định?

Xử lý nghiêm chủ nhà trọ thu tiền điện sai quy định - đó là yêu cầu của lãnh đạo từ Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND các thành phố. Nhưng trên thực tế các địa phương đều khó nắm bắt được tình trạng trên.

Hiện nay, ở nhiều địa phương của thành phố Hà Nội, chính quyền phường, xã chủ yếu đang áp dụng biện pháp tuyên truyền đến các chủ nhà trọ về việc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với giá điện.

Ví dụ như ở phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm), địa bàn mà hầu hết người dân sống chủ yếu bằng việc cho thuê trọ, đến nay chưa từng xử lý trường hợp chủ nhà trọ nào thu tiền điện giá cao hơn so với quy định. Với một địa bàn rộng, có hàng chục nghìn dân cư, thì việc nắm bắt giá điện của các chủ cho thuê nhà là rất khó.

TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Hà Nội.

Bày tỏ quan điểm của mình về tình trạng các chủ nhà trọ đang thu tiền điện vượt quá quy định, TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Hà Nội, cho rằng tình trạng này xuất phát từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất, do người cho thuê nhà không biết các quy định của Nhà nước nên chủ trọ thu tiền điện của người thuê nhà theo mức giá cao nhất, vượt khung quy định của ngành điện; thứ hai, có những chủ nhà vừa hưởng lợi ích ưu đãi của Nhà nước về giá điện dành cho người thuê, đồng thời lại tính theo mức giá cao nhất dành cho các đối tượng khác (không phải người thuê trọ). TS Nguyễn Minh Phong cho rằng đây là một hiện tượng không lành mạnh và vi phạm các quy định của Nhà nước cũng như vi phạm về đạo đức kinh doanh.

Để kiểm soát tình trạng chủ nhà trọ tự ý tăng giá tiền điện đối với người đi thuê trọ, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng cần rất nhiều giải pháp, trong đó quan trọng nhất là vai trò của các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành điện; đồng thời, cần có chính sách kiểm soát việc tính giá điện của chủ nhà trọ; bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền để người thuê nhà nắm được chính sách ưu đãi mà họ được hưởng để từ đó làm căn cứ thương lượng, tạo cơ sở pháp lý trong quá trình ký hợp đồng và thanh toán tiền theo hợp đồng thuê nhà.

User
Ý KIẾN

Liên quan đến diễn biến và tác động của cơn bão số 3, tối nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia tiếp tục đưa ra những dự báo.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết đã có tổng hợp thiệt hại ban đầu trong bão số 3.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai công tác phòng chống sự cố, thiên tai, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, sẵn sàng cho mọi tình huống.

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.

Đây là thống kê đến 17h30 ngày 7/9 của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai trong bão số 3.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy tiền phương, bão đã đi vào Hải Phòng, Quảng Ninh từ 12h trưa ngày 7/9.

Bão số 3 đổ bộ Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội chịu ảnh hưởng từ bão số 3; Khuyến cáo người dân không ra đường khi bão đổ bộ... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin đặc biệt hôm nay.

Bão số 3 đổ bộ Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội chịu ảnh hưởng từ bão số 3... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin đặc biệt hôm nay.

Bão số 3 đang đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội chịu ảnh hưởng từ bão số 3... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

TP.HCM có kế hoạch, sẵn sàng chia sẻ với Hà Nội và những nơi vùng tâm bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền ở các tỉnh miền Bắc.

Tính đến 14 giờ 13 phút ngày 7/9, vị trí tâm bão Yagi đã ở khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.9 độ Kinh Đông, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng và sẽ di chuyển sâu vào đất liền trong khoảng 3 giờ tới.

Thời điểm cơn bão số 3 Yagi mạnh nhất là từ 12 - 14 giờ chiều 7/9, sau 17 giờ cấp độ bão sẽ giảm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị các địa phương cấm đường tuyệt đối trong thời gian bão đổ bộ.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3, UBND tỉnh Quảng Bình cấm biển kể từ 18 giờ ngày 06/9/2024 cho đến khi bão tan.

Thái Bình là một trong những địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của bão số 3. Dự báo trưa đến chiều tối nay (7/9) bão sẽ đổ bộ vào đất liền.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.

Thực hiện lệnh cấm biển của UBND tỉnh Nghệ An, từ 5 giờ ngày 6/9 cấm các tàu, thuyền ra khơi và phải về neo đậu an toàn trước 16 giờ cùng ngày.

Bộ Công Thương chỉ đạo các Sở Công Thương các địa phương chịu ảnh hưởng của bão thực hiện các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu.

Mưa đã bắt đầu nặng hạt và gió đã tăng tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Ghi của nhóm phóng viên Đài Hà Nội tại đây.

11 giờ 15 phút ngày 7/9, bão Yagi đã tiến gần hơn đến Quảng Ninh với vị trí tâm bão nằm ở khoảng 20.6 độ Vĩ Bắc; 107.5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, 10h sáng nay, tâm bão áp sát vùng bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, dự kiến đổ bộ khoảng 1-2 tiếng nữa, gây gió mạnh cấp 11-12, sức gió tối đa 133 km/h.

Từ rạng sáng ngày 7/9, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, đón những ảnh hưởng đầu tiên của bão số 3 - Yagi.

Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại Sân bay Nội Bài thêm 2 giờ, từ 10h đến 21h ngày 7/9 thay cho phương án cũ là từ 10h đến 19h.

Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 3. Bộ Quốc phòng đã bố trí gần 100.000 cán bộ, chiến sĩ, hàng trăm phương tiện đặc chủng ứng phó với bão trong mọi tình huống.

Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng, ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và Nhà nước.

Bão số 3 Yagi còn cách Quảng Ninh 120 km; Hải Phòng trước khi bão số 3 đổ bộ; Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Đến 8 giờ sáng 7/9, vị trí tâm bão vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc, 108,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng 120 km, sức gió mạnh nhất cấp 14 (150 - 166 km/h), giật cấp 17.

04 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc, 108,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 180 km về phía Đông Nam, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam.

Bão Yagi đi vào Vịnh Bắc Bộ, bắt đầu gây ảnh hưởng tới đất liền và các huyện đảo phía Bắc. Mặc dù bão đã giảm 2 cấp sau khi đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhưng sức phá hoại vẫn rất lớn.

Ngay trước khi cơn bão số 3 đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Nội, trong đêm 6.9, 160 người dân sống tại chung cư A7 Tân Mai - chung cư nguy hiểm cấp C đã được chính quyền phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội di dời đến nơi kiên cố hớn để đảm bảo an toàn tránh bão. Phóng viên Đài Hà Nội đã có mặt tại địa điểm tạm cư này để ghi nhận tình hình tránh trú bão của người dân.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, lúc 23h ngày 6/9, tâm bão Yagi ở khoảng 20.2 độ Vĩ Bắc, 109.6 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 280km. Phân tích số liệu quan trắc cho thấy bão số 3 đã giảm tiếp 1 cấp, xuống còn cấp 14.

Trước cơn bão số 3 - tên quốc tế là Yagi, người dân đã bắt đầu đổ xô đi mua sắm hàng hóa tích trữ tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và các chợ dân sinh. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết và thậm chí còn làm gia tăng áp lực lên hệ thống cung ứng.

Trước những diễn biến nguy hiểm của cơn bão số 3, Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa có công điện hỏa tốc đề nghị các địa phương và đơn vị trực thuộc khẩn trương rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước trong khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập úng.

Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, chiều 6/9, tại Hà Nội đã có cơn mưa lớn đi kèm gió giật mạnh. Rất nhiều cây trên phố đã bật gốc đổ ra đường.

Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng phương tiện để cứu hộ, cứu nạn trong bão Yagi, đồng thời đảm bảo an toàn cho lĩnh vực vận tải hàng hải.

Công ty thoát nước Hà Nội đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa nước thoát nhanh nhất về nguồn tiêu, hạn chế tối đa tình trạng úng ngập trong suốt thời gian diễn ra bão số 3.

Xe đỗ bừa bãi gây cản trở giao thông dẫn đến ùn tắc, khiến người đi bộ không có lối đi lại là hình ảnh quen thuộc trên phố Quảng An, quận Tây Hồ.

Ngay trong đêm nay 6/9, 160 người dân sống tại chung cư xuống cấp A7 Tân Mai, phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai đã được chính quyền di dời đến trường tiểu học cách đó 300m để đảm bảo an toàn trước khi bão Yagi đổ bộ.

Tại ngã tư Ngũ Xã – Trúc Bạch, thuộc quận Ba Đình, một không gian Hà Nội những năm 80 của thế kỷ trước đầy hoài niệm đã được tái hiện qua dự án “Tuyến tàu điện số 6 – Toa bao cấp: Bếp – Chạn – Mâm”.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, tính đến 22h ngày 7/9, bão số 3 sau khi đi vào vịnh Bắc Bộ đã tiếp tục giảm thêm một cập nữa, xuống cấp 14.

Hà Nội vừa được tờ Telegraph của Anh bình chọn vào top 10 điểm đến tốt nhất thế giới dành cho người du lịch một mình, đem đến cơ hội quảng bá hình ảnh thành phố đến bạn bè quốc tế.

Kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo phòng tránh càng sớm càng tránh được thiệt hại, phải chuẩn bị kịch bản ứng phó khác nhau trước khi bão vào.

Trước những diễn biến nguy hiểm của cơn bão số 3, Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự kiến từ sáng đến chiều 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ vào các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh với cường độ rất mạnh, từ cấp 10 - 12.