Khí thải CO2 từ năng lượng toàn cầu đạt mức kỷ lục

Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng để bù đắp sản lượng thủy điện giảm do hạn hán và sự phục hồi trong ngành hàng không đã góp phần đẩy lượng khí thải CO2 từ năng lượng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu cao kỷ lục 

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa cho biết lượng khí thải toàn cầu từ năng lượng đã tăng 410 triệu tấn, tương đương 1,1% lên 37,4 tỷ tấn vào năm 2023, và cao hơn 1,4% so với mức trước đại dịch. Nếu tính thêm lượng phát thải từ việc sử dụng đất, các quốc gia sẽ thải ra tổng cộng 40,9 tỷ tấn CO2 trong năm 2023.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu cao kỷ lục.

IEA cho biết, các biện pháp nhằm bù đắp sản lượng thủy điện bị cắt giảm do hạn hán khắc nghiệt là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này, chiếm khoảng 40% mức tăng phát thải, tương đương 170 triệu tấn CO2.

Ở mức phát thải hiện tại, các nhà nghiên cứu ước tính 50% nguy cơ nhiệt độ toàn cầu sẽ nóng lên vượt quá 1,5 độ C liên tục trong khoảng 7 năm. Những sự gia tăng này đặt ra thách thức nghiêm trọng trong việc đạt được các mục tiêu về khí hậu.

Tác động của biến đổi khí hậu rất rõ ràng xung quanh chúng ta, nhưng hành động nhằm giảm lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch còn rất chậm. Khoảng cách giữa những lời hứa của chính phủ, nhà đầu tư và công ty với hành động của họ vẫn còn quá lớn. Bây giờ có vẻ như toàn cầu khó đạt được mục tiêu từ thỏa thuận Paris giới hạn mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C trước cuối thế kỷ này.

Ông Pierre Friedlingstein, Giáo sư tại Viện hệ thống toàn cầu Exeter

Trong nỗ lực cắt giảm khí thải, các nền kinh tế tiên tiến đã tăng cường công nghệ sạch, trong đó có pin mặt trời, tuabin gió, năng lượng hạt nhân hay ô tô điện. Nhờ đó, lượng khí thải CO2 của các nước tiên tiến đã giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm do nhu cầu than giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1900. Nếu không có các công nghệ sạch, mức tăng lượng phát thải CO2 liên quan đến ngành năng lượng trên toàn cầu trong 5 năm qua sẽ cao gấp 3 lần so với con số 900 triệu tấn đã ghi nhận.

Các nhà khoa học cho biết, việc cắt giảm mạnh lượng khí thải CO2, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, sẽ là cần thiết trong những năm tới nếu muốn đạt được các mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu nhanh chóng.

Nam Mỹ: Khí thải carbon cao do cháy rừng

Các nhà khoa học cho biết, thông thường cháy rừng tạo ra lượng phát thải ít hơn so với phát thải từ nhiên liệu hóa thạch và giao thông vận tải, nhưng trong năm 2023, cháy rừng là một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao kỷ lục. Các vụ cháy rừng liên tiếp trong mùa khô, cùng các đợt nắng nóng khắc nghiệt đã khiến lượng khí thải carbon trong tháng 2 vừa qua tại ba quốc gia Nam Mỹ là Brazil, Venezuela và Bolivia tăng cao kỷ lục, cao nhất trong vòng 21 năm. Đây là số liệu vừa được Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra. Lượng phát thải khí carbon do cháy rừng ở Brazil và Venezuela ước tính lần lượt là 4,1 và 5,2 triệu tấn carbon. Trong khi tại Bolivia, lượng khí thải này cũng cao kỷ lục ở mức 0,3 triệu tấn carbon.

Nam Mỹ: Khí thải carbon cao do cháy rừng.

Nhà khoa học cao cấp Mark Parrington tại Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) cho biết cơ quan này đã theo dõi sự gia tăng số vụ cháy rừng trong mùa cao điểm. Nhiều khu vực ở Nam Mỹ đang phải hứng chịu tình trạng hạn hán, làm gia tăng nguy cơ xảy ra hỏa hoạn và dẫn đến các đám cháy được quan sát. Dự báo về thành phần khí quyển của CAMS cũng cho thấy khói đang bao phủ một khu vực rộng lớn trong vùng này và khiến tình trạng ô nhiễm không khí tại các khu vực đông dân cư trở nên nghiêm trọng hơn.

Đáng chú ý, tại Brazil, cường độ cháy rừng và lượng phát thải cao được ghi nhận ở bang Roraima thuộc vùng Amazon, dù hiện tại không phải là mùa cháy rừng cao điểm. Thông thường, mùa cháy rừng Amazon thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

Các chuyên gia cho biết tình trạng khô hạn và nắng nóng bất thường trong khu vực là nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy rừng bất thường trong năm nay.

Thống kê cho biết có tới gần 3.000 đám cháy rừng đã được ghi nhận tại khu vực rừng Amazon ở Brazil trong tháng 2, mức cao kỷ lục trong vòng 25 năm qua.

Một số chuyên gia cho rằng sự xuất hiện của hiện tượng thời tiết El Nino là nguyên nhân gây ra đợt hạn hán lịch sử ở lưu vực sông Amazon hồi năm ngoái, dẫn đến các vụ cháy rừng thảm khốc, phá hoại mùa màng và khiến các tuyến đường thủy quan trọng bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới lại cho thấy rằng biến đổi khí hậu do tình trạng ô nhiễm khí carbon liên quan hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nêu trên. Chính điều này đã khiến cho nguy cơ xảy ra hạn hán tăng gấp 30 lần trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 11/2023.

Cảnh báo ô nhiễm làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu. Đây là cảnh báo do Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong phiên họp thứ 6 của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc diễn ra tại Thủ đô Nairobi của Kenya mới đây.

Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) đóng vai trò là cơ quan ra quyết định cao nhất thế giới về môi trường và nhằm mục đích giúp khôi phục sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Cảnh báo ô nhiễm làm gia tăng gánh nặng bệnh tật.

Phiên họp thứ 6 của UNEA đã kết thúc vào ngày 29/2, cùng sự tham gia của đại diện đến từ hơn 180 quốc gia trên thế giới để đàm phán về nhiều vấn đề, từ giải pháp dựa vào thiên nhiên và thuốc trừ sâu có độ nguy hiểm cao đến suy thoái đất và hạn hán.

Trọng tâm của các đại biểu tham dự sự kiện này cũng là các Hiệp định môi trường đa phương (MEA). Các hiệp định khu vực và quốc tế này, trong đó có một số hiệp định có tuổi đời hơn 50 năm, đã giúp bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và hạn chế ô nhiễm hóa chất cùng nhiều mối lo ngại khác.

Ngoài việc khẳng định rằng sức khỏe của con người, động vật và môi trường có mối liên hệ mật thiết với nhau, ông Tedros chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng chồng chéo mà thế giới đang phải đối mặt gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm đang đe dọa những thành quả đạt được trong việc ngăn chặn những căn bệnh chết người.

Sức khỏe con người đang bị ảnh hưởng khi sức khỏe của hành tinh mà chúng ta sinh sống đang gặp nguy hiểm. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên hơn không chỉ gây ra thương vong cho con người mà còn gây thiệt hại cho các cơ sở y tế và cơ sở hạ tầng thiết yếu khác.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới

Tổng Giám đốc WHO lưu ý rằng nhân loại đang phải trả giá đắt từ không khí và nguồn nước bị ô nhiễm, với bằng chứng là sự gia tăng các bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, hen suyễn, sỏi thận và tim mạch.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm như sốt rét và sốt xuất huyết lây lan mạnh sang các khu vực mới.

Bên cạnh đó, các hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nếu không được khống chế hiệu quả, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền từ động vật sang người, vốn đang nổi lên như những rủi ro hàng đầu về an ninh y tế công cộng.

Ông Tedros cho biết, đến nay, WHO đã hợp tác với các quốc gia thành viên để đẩy nhanh việc thực hiện các khuyến nghị tập trung vào khía cạnh môi trường, bao gồm chất lượng không khí, nước sạch và dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh tính cấp bách của các hành động đa phương để chấm dứt ô nhiễm nhựa, chuyển đổi hệ thống thực phẩm và ngăn chặn sự di chuyển của chất thải nguy hại nhằm tăng cường sức khỏe con người.

Theo ông Tedros, việc chuyển đổi hệ thống giao thông và đảm bảo mục tiêu không phát thải trong các hoạt động giao thông sẽ là chìa khóa để giảm bớt gánh nặng ngày càng tăng của các bệnh không lây nhiễm.

Nắng nóng ảnh hưởng đến du lịch trượt tuyết châu Âu

Châu Âu là một trong những điểm đến hàng đầu đối với khách du lịch muốn trải nghiệm trượt tuyết. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng cao những năm gần đây khiến lượng tuyết ít đi, khiến các khu nghỉ dưỡng đối mặt với nhiều áp lực. Một số nơi phải sử dụng tuyết nhân tạo để hoạt động, nhưng giải pháp này rất tốn kém với tác động lớn đến môi trường vì cần rất nhiều năng lượng và nước. Chưa kể tuyết nhân tạo vẫn có thể tan khi nhiệt độ chạm mức 15 độ C.

Du khách đến với ngọn núi Bjelasnica tại Thủ đô Sarajevo, Bosnia đã không thể trượt tuyết dọc theo sườn núi như các năm trước. Sau một tháng 12 ấm áp, những người yêu mến bộ môn trượt tuyết tại đây chỉ có thể tranh thủ vài tuần thời tiết lạnh trong tháng 1. Tuy nhiên, tiết trời lại ấm áp quá mức vào tháng 2, khiến toàn bộ tuyết trên ngọn núi đã tan chảy. Địa điểm đã từng là nơi tổ chức Thế vận hội Olympic mùa đông năm 1984 giờ đây đã không thể tổ chức thêm một giải đấu nào do thiếu tuyết.

Nắng nóng ảnh hưởng đến du lịch trượt tuyết châu Âu.

Các điểm đến trượt tuyết nổi tiếng khác ở châu Âu như Italia, Pháp, Slovenia cũng đã phải đối mặt với tình trạng các trung tâm trượt tuyết bị bỏ hoang trong mùa đông này do thiếu tuyết trầm trọng.

Trước tình hình thời tiết diễn biến ngày một phức tạp, ngành du lịch trượt tuyết thế giới phải đối mặt với một quyết định mới, tiếp tục chiến đấu với tình cảnh hiện tại, hy vọng tiến bộ công nghệ có thể khắc phục ảnh hưởng của nhiệt độ tăng cao, hoặc thay đổi mô hình kinh doanh và tìm kiếm các nguồn doanh thu du lịch thay thế.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, tháng 2/2024 là tháng có nhiệt độ trung bình toàn cầu cao nhất từng được ghi nhận. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp, kể từ tháng 7/2023 ghi nhận kỷ lục nhiệt độ cao bị phá vỡ. Với những dữ liệu về thời tiết thế giới từ đầu năm, NOAA cho rằng gần 22% khả năng 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử thế giới, hơn 99% khả năng năm 2024 sẽ lọt top 5 năm nóng nhất lịch sử.

Hoa anh đào Nhật Bản nở sớm do biến đổi khí hậu

Hoa anh đào ở Nhật Bản thường nở rộ vào tháng 3 và tháng 4. Khi đó, nhiều đường phố của đất nước Mặt Trời mọc được phủ kín bởi sắc hồng và trắng của hàng tỷ bông hoa tuyệt đẹp, thu hút rất đông du khách đến chiêm ngưỡng và tham dự lễ hội hoa anh đào, một trong những trải nghiệm văn hóa đặc sắc nhất tại Nhật Bản. Tuy nhiên, khủng hoảng khí hậu và hiện tượng nóng lên của đô thị đang ảnh hưởng đến thời điểm hoa anh đào nở ở Nhật Bản.

Các nhà khoa học và chuyên gia về khí hậu tại Nhật Bản cảnh báo rằng, biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến thời điểm nở của hoa anh đào mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái của quốc gia này. Sự ấm lên toàn cầu khiến cho mùa xuân ấm áp hơn thường lệ, thúc đẩy hoa anh đào bung nở sớm hơn, phản ánh rõ ràng sự thay đổi của môi trường sống mà chúng phụ thuộc vào.

Hoa anh đào Nhật Bản nở sớm do biến đổi khí hậu.

Hơn nữa, việc hoa nở sớm không chỉ gây xáo trộn cho kế hoạch du lịch của hàng ngàn du khách mong muốn chứng kiến mùa hoa anh đào truyền thống, mà còn ảnh hưởng đến giá trị văn hóa và kinh tế mà mùa hoa mang lại. Hoa anh đào không chỉ là một phần quan trọng trong lễ hội và truyền thống của Nhật Bản mà còn là một yếu tố thu hút khách du lịch quốc tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương. Sự thay đổi này đặt ra thách thức lớn trong việc bảo tồn và truyền bá giá trị văn hóa qua các thế hệ, khi mà một trong những biểu tượng văn hóa quan trọng của đất nước Mặt Trời mọc đang dần mất đi vẻ đẹp và sự quyến rũ truyền thống vốn có.

Bên cạnh những nỗ lực cá nhân trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu, việc tăng cường nhận thức và hành động vì một tương lai bền vững cũng hết sức cần thiết. Các nghiên cứu và phân tích cho thấy các quốc gia cần phải tăng cường nỗ lực giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng. Bằng cách hành động cụ thể và ý thức được tác động của mình đối với môi trường, chúng ta có thể cùng nhau hướng tới một tương lai bền vững.

User
Ý KIẾN

Thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, được coi là vựa vải lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới, với sản lượng vải đạt 620.000 tấn năm 2023, chiếm 1/5 sản lượng thế giới.

Nhiều phát minh và sáng kiến thú vị đã được ứng dụng giúp con người có cuộc sống lành mạnh hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Dù ưu thế trên tổng thể vẫn thuộc về Nga, song sức kháng cự của quân đội Ukraine cũng khiến bước tiến của họ có phần chậm lại.

Sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện của cuộc sống con người đang gây ra những tác động tiêu cực đến hành tinh Trái đất. Vì vậy, ngày càng nhiều người hướng tới những lối sống xanh, sử dụng sản phẩm và công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.

Việc Ukraine không tổ chức bầu cử khi nhiệm kỳ tổng thống đã kết thúc vào ngày 20/5 đang làm dấy lên tranh cãi về tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky, đồng thời đặt ra câu hỏi về tương lai chính trị của Ukraine.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với 88 cáo buộc hình sự trong bốn vụ án. Những ngày qua, tại các phòng xử án, ông Trump đã giành được những chiến thắng pháp lý quan trọng.

Tại khu vực Kharkov, các nhóm xung kích Nga tiếp tục xuyên thủng hàng phòng ngự của lực lượng vũ trang Ukraine, mở rộng vùng kiểm soát ở khu vực Volchansk.

Mặc dù đối mặt với một tổn thất to lớn khi Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao cùng một số quan chức cao cấp của chính phủ bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay xảy ra ngày 19/5 vừa qua, nhưng Iran vẫn quyết tâm sẽ vượt qua mất mát to lớn này để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

Tình hình mặt trận Kharkov xấu đi nhanh chóng tại Volchansk, quân đội nước này đã bị đẩy về cố thủ trong một khu vực vô cùng nhỏ hẹp, có thể sẽ phải đầu hàng trong nay mai.

Trí tuệ nhân tạo AI và biến đổi khí hậu đang khiến người lao động trên toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức. Hàng loạt các công ty lớn trong các ngành công nghệ, truyền thông, tài chính và bán lẻ đã tuyên bố cắt giảm nhiều vị trí nhân sự trong năm 2024. Thực tế rõ ràng là ngày càng có rất nhiều thách thức đang tác động tới người lao động toàn cầu.

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ số đồng đô la Mỹ đã tăng hơn 4% trong năm nay, giá trị đồng tiền này hiện cũng cao hơn 20% so với giá trị bình thường của nó, đồng thời có xu hướng nới rộng khoảng cách với các loại tiền tệ khác.

Nhiệt độ năm nay sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt.

Quân đội Ukraine được cho là đã dùng tên lửa ATACMS tập kích căn cứ không quân Belbek của Nga tại bán đảo Crimea, làm hư hại radar phòng không.

Quân đoàn "Miền Bắc" của Nga đã kiểm soát thêm hơn 230 km2 ở phía Bắc tỉnh Kharkov. Các hoạt động quân sự quan trọng đang diễn ra trên hướng thành phố Volchansk và khu định cư lớn Liptsy.

Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành cải tổ nội các. Trong khi giữ lại hầu hết các vị trí bộ trưởng quan trọng, nhà lãnh đạo Nga đã đề cử Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belusov làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, thay cho ông Sergei Shoigu.

Tình hình ở mặt trận Kharkov đang rất nóng. Quân Nga có những bước tiến đáng kể khi kiểm soát thêm nhiều khu vực của Volchansk, đô thị tiền tiêu ở tỉnh Kharkov.

Trong bối cảnh máy bay không người lái (UAV) xuất hiện với tần suất ngày càng phổ biến trên chiến trường, nhiều quốc gia đã đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí chuyên dụng để khắc chế UAV. Hệ thống Leonidas của Mỹ là một trong số đó. Leonidas được xem là khắc tinh của UAV, bởi hệ thống này có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn các đợt tấn công quy mô lớn của các UAV cỡ nhỏ.

Quân đội Nga đã phá vỡ tuyến phòng thủ của Ukraine ở Kharkov, kiểm soát được khu vực với diện tích khoảng 160 km2 sau 3 ngày tấn công.

Trong tuần qua, xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza. Việc Israel mở rộng tấn công vào thành phố đông dân này được cảnh báo sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tại Gaza, đẩy Israel vào thế bị cô lập trên chính trường quốc tế, đồng thời khiến mối quan hệ với đồng minh Mỹ ngày càng rạn nứt sâu sắc.

Sau khi bất ngờ tấn công Kharkov ở Đông Bắc Ukraine, quân đội Nga đã tiến sâu chừng 5km và kiểm soát khoảng 10 ngôi làng với tổng diện tích hơn 100km2 khiến cho tuyến phòng thủ của Kiev vỡ vụn. Phía Ukraine đang cố gắng chống đỡ tại đây.

Trong ngày đầu tiên của chiến dịch tạo vùng đệm ở khu vực biên giới, quân đội Nga đã giành được một số bước tiến khá nhanh ở vùng Kharkov.

Tình trạng nghèo đói và xung đột gia tăng tại nhiều quốc gia châu Mỹ đã khiến số người di cư tăng mạnh. Đây là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và khu vực.

Ngọn đuốc Olympic 2024 đã đến thành phố Marseille, chính thức khởi đầu một mùa Thế vận hội sôi động mà Tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ thể hiện sự huy hoàng của nước Pháp. Kể từ đây, ngọn đuốc sẽ trải qua hành trình dài 12.000km trên khắp nước Pháp, tới cả các lãnh thổ hải ngoại xa xôi ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

10h sáng 9/5 theo giờ Matxcơva, tức 14h chiều theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày chiến thắng phát xít đã diễn ra trên Quảng Trường Đỏ của Nga. Kể từ năm 2000, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng đã trở thành màn trình diễn hàng năm không chỉ của các lực lượng quân sự mà còn của các loại vũ khí, khí tài tối tân nhất của Nga. Những màn trình diễn này cho thấy tiềm lực quốc phòng to lớn của nước này.

Trong 24 giờ qua, bằng cách sử dụng một chiến thuật lạ, Nga liên tục mở rộng vùng kiểm soát trên mặt trận Avdiivka.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.

Nga vừa mở đợt tấn công mạnh bằng xe tăng vào thành phố Krasnogorivka thuộc miền Đông Ukraine, đánh chiếm thành công pháo đài chính của Ukraine tại nhà máy vật liệu chịu lửa Krasnogorovsky ở trung tâm thành phố.

Những ưu tiên chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ mới gồm tiếp tục thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt bậc trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cải thiện đời sống của người dân, hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trước sự tấn công như vũ bão của quân đội Nga, binh sĩ Ukraine rút chạy khiến Arhankhelske thất thủ. Như vậy, lực lượng Kiev đã rút lui hoàn toàn khỏi tuyến phòng thủ đầu tiên.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Những thiệt hại nặng nề sau cuộc tấn công tên lửa mới nhất của Nga vào Odessa đang nhấn mạnh mức độ cấp thiết của việc tăng cường phòng không đối với Ukraine.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.

Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Australia là những quốc gia đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.

Hàng loạt xe tăng "rùa" của Nga đang rầm rập tiến vào Ukraine từ nhiều hướng ở Krasnogorivka. Một trong những nguồn tiếp tế chính sắp bị cắt đứt, lực lượng Ukraine ở thành phố lâm nguy.

Nhu cầu xe điện toàn cầu chứng kiến sự giảm tốc rõ rệt thời gian gần đây. Theo các số liệu thống kê mới nhất, trong quý đầu tiên của năm 2024, thị phần xe thuần điện giảm mạnh, ngay cả tại những thị trường lớn nhất. Cùng với đó, gã khổng lồ xe điện Mỹ là Tesla cùng nhiều nhà sản xuất xe điện lớn khác đều ghi nhận mức giảm doanh số kỷ lục trong quý 1 vừa qua. Điều này khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi, liệu thời kỳ hoàng kim của xe điện có phải đã qua?

Lực lượng Moscow đã chọc thủng được nhiều tuyến phòng thủ của Ukraine. Một số chỉ huy đang chiến đấu ở mặt trận miền Đông nói rằng “Ukraine sẽ thua trong cuộc chiến và Donbass sẽ thất thủ vào tháng 10”.

Nhiều nước châu Á đang chứng kiến tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt nhiều nơi lên tới hơn 50 độ C. Báo The Guardian (Anh) dẫn đánh giá của các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Theo CNN, Các lực lượng Nga đã giành nhiều thắng lợi tại ít nhất ba địa điểm dọc theo mặt trận phía đông ở Ukraine và ở khu vực phía bắc Kharkov.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Rạng sáng ngày 27/4, Nga đã tiến hành tấn công vào Kharkov. Hậu quả khiến 7 sĩ quan Séc cùng hàng trăm binh lính thiệt mạng.