Những địa danh ghi dấu son lịch sử

Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, Giải phóng Thủ đô sau 9 năm bị tạm chiếm. Hà Nội từ đây sạch bóng quân thù, cờ hoa hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về. Và đã có rất nhiều địa điểm đặc biệt đi cùng những giờ phút lịch sử ấy.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân Thủ đô Hà Nội và cả nước không có ước nguyện nào hơn là được sống trong không khí hòa bình để xây dựng, phát triển. Nhưng thực dân Pháp dưới sự ủng hộ của đế quốc Mỹ đã dã tâm cướp nước ta một lần nữa, gây hấn ở Nam Bộ (23/9/1945) và phát động chiến tranh ra cả nước. Ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Hà Nội đã cùng với nhân dân cả nước nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước.

Sau 9 năm chiến đấu ngoan cường, thông minh, gan dạ, đầy sáng tạo của quân và dân ta, đặc biệt là sau thất bại trong trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.

16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút hết sang phía Đông cầu Long Biên để rời khỏi Hà Nội. Đến 16 giờ 30, Quân đội Nhân dân Việt Nam hoàn toàn kiểm soát thành phố, tiếp quản toàn bộ thành phố Hà Nội gọn gàng và trật tự.

1. Cầu Long Biên: Chứng nhân lịch sử

Được xây dựng vào năm 1898 và khánh thành vào ngày 28/2/2902, cầu Long Biên có chiều dài 2.290m qua sông và 896m cầu dẫn, cầu gồm 19 nhịp dầm thép  đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Giữa cầu có đường ray đơn dành cho tàu hỏa. Hai bên cầu có đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác. Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang qua sông Hồng của Hà Nội.

Với cấu trúc như vậy, cầu Long Biên đã trở thành một trong bốn cây cầu thép lớn nhất thế giới thời đó và là cây cầu có độ dài thứ hai trên thế giới (sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ), thậm chí được gọi là tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội.

Khi cả Hà Nội mới có duy nhất cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, mọi phương tiện ôtô, tàu hỏa, xe máy, xe thô sơ, khách bộ hành đều đi chung trên cây cầu này.

Trong chiến tranh cầu Long Biên trở thành huyết mạch chiến lược giao thông, phải oằn mình chịu những tàn phá của chiến tranh. Cầu Long Biên đã từng bị nghiêng vì những dòng chiến xa thực dân điều quân từ trong thành phố sang sân bay Gia Lâm để tăng cường cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, buộc quân Pháp trong 80 ngày phải rút khỏi Hà Nội. Ngày 08/10/1954 quân Pháp làm lễ hạ cờ và ngày 9/10 bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu bộ đội ta vào tiếp quản tới đó. Cây cầu là nơi chào đón đoàn quân chiến thắng trở về Giải phóng Thủ đô sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ, trước tinh thần chiến đấu ngoan cường “nếm mật nằm gai, gan không núng, chí không mòn” của quân và dân ta. 

Vào 16 giờ ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên, Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát thành phố.

Ngày nay, cầu Long Biên được coi là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô tiến lên đầu cầu Long Biên để tiến vào trung tâm, tiếp quản Hà Nội. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

2. Bắc Bộ phủ - dấu ấn lịch sử của Thủ đô

Bắc Bộ phủ là một trong những nơi đầu tiên quân đội Việt Nam tiếp quản trong sáng ngày 9/10/1954.

Bắc Bộ phủ (Phủ toàn quyền) trước đây là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ - cơ quan đứng đầu bộ máy cai trị Pháp ở Bắc Kỳ, dưới sự giám sát của Toàn quyền Đông Dương, được xây dựng vào năm 1918, trên phần đất của chùa Báo Ân xưa. Bắc Bộ phủ là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng rất cân xứng cùng với những chi tiết kiến trúc thuần túy châu Âu. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9/3/1945), tòa nhà được đổi tên thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ. 

Trong ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, sau cuộc mít tinh lớn ở Nhà hát Lớn Hà Nội, người dân Thủ đô, lực lượng Việt Minh đã kéo đến chiếm Phủ Khâm sai - tòa nhà biểu trưng cho quyền lực thực dân và phong kiến một thời đã thuộc về chính quyền cách mạng.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về làm việc tại đây. Tòa nhà lúc này được đổi tên thành Bắc Bộ phủ.

Năm 1954, chiến tranh Đông Dương kết thúc, Bắc Bộ phủ được tu sửa lại và trở thành Nhà khách Chính phủ, hiện do Vụ Lễ tân (Bộ Ngoại giao) quản lý. Năm 2005, công trình được gắn biển Di tích lịch sử cách mạng.

3. Ga Hà Nội

Ga Hà Nội cũng là một trong những cơ sở đầu tiên được lực lượng ta tiếp quản từ quân Pháp trong sáng 9/10/1954.

Ga Hà Nội được thực dân Pháp xây dựng, đưa vào khai thác từ năm 1902 với tên gọi là ga Hàng Cỏ là nhà ga lớn nhất ở Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Ga Hàng Cỏ được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1902.

Ga Hàng Cỏ được khánh thành và đưa vào khai thác cùng với cầu Long Biên là nhà ga xuất phát của tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng (1903), Hà Nội - Lào Cai (1905) và đến năm 1936 là tuyến đường sắt xuyên Việt.

Ga Hàng Cỏ đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, chứng kiến những chuyến tàu đường sắt đầu tiên hiện diện ở Hà Nội, nơi trung chuyển hàng hóa của cả nước trong thời kỳ chiến tranh.

Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ngày đêm ga Hàng Cỏ đưa các đoàn quân Nam tiến từ các địa phương vào Nam chống quân Pháp. Năm 1954, lực lượng Việt Minh tiếp quản nhà ga.

Sau ngày thống nhất năm 1975, ga Hàng Cỏ được đổi tên thành ga Hà Nội và xây dựng lại nhà đại sảnh theo kiến trúc mới. Cùng với việc xây dựng ga Giáp Bát để vận chuyển hàng hóa, ga Hà Nội trở thành ga vận chuyển hành khách lớn nhất cả nước.

Năm 1989, nhà ga được đầu tư, cải tạo, nâng cấp để phục vụ hành khách.

4. Khu Thành cổ - Hoàng thành Thăng Long

Sáng 10/10/1954, Đại đoàn 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô, tiến vào nội thành Hà Nội. Thành cổ Hà Nội là nơi hội quân của các cánh quân tiến vào giải phóng Thủ đô.

Đúng 8h, cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa (nay là Cung Thể thao Hà Nội, phố Quần Ngựa).  đi qua Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... đi qua Cửa Đông  vào đóng quân trong Thành cổ Hà Nội.

Đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào, sáng 10/10/1954 trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).

Khoảng 8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 xuất phát từ Việt Nam Học xá (nay thuộc Đại học Bách khoa) đi qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh Hồ Gươm rồi vòng lại vào đóng ở khu vực Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Quân y 108) và khu Đấu Xảo (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị).

Cánh quân phía nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 của Đại đoàn 308 tiến qua phố Bạch Mai, phố Huế… vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Riêng Đoàn Chỉ huy tiếp quản, gồm cơ giới, pháo binh, do Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ và Phó Chủ tịch Trần Duy Hưng dẫn đầu, lúc 9 giờ 30 phút từ sân bay Bạch Mai đến Ngã Tư Vọng sang Ngã tư Trung Hiền rồi theo đường Bạch Mai lên phố Huế, Hàng Bài, Đồng Xuân rồi vào Thành cổ Hà Nội bằng Cửa Bắc.

Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

3 cánh quân Đại đoàn 308 vào tiếp quản Thủ đô trong sáng 10/10/1954 hội quân tại Thành cổ Hà Nội.

Đoàn quân giải phóng tại sân Cột Cờ (sân Đoan Môn) - Hoàng thành Thăng Long năm 1954. Ảnh tư liệu

Thành cổ Hà Nội, ngày nay được thế giới biết đến với tên gọi Hoàng thành Thăng Long.

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con rồng, nhà D67 và cột cờ Hà Nội. Cụm di tích này được bao bọc bởi 4 con đường: phía bắc là đường Phan Đình Phùng, phía nam là đường Điện Biên Phủ, phía đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía tây là đường Hoàng Diệu.

Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010.

5. Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn là nơi nổi hồi còi báo hiệu cho lễ thượng cờ lịch sử ở Hà Nội ngày 10/10/1954. Đây cũng là nơi người dân Hà Nội treo ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, băng rôn, biểu ngữ và cờ đỏ sao vàng đón chào đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô.

Nhà hát Lớn được xây dựng từ năm 1901-1911, phỏng theo của Nhà hát Opera Paris, được coi là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội thời thuộc Pháp.

Nhà hát nổi tiếng này là nơi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Đây cũng nơi tổ chức Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa I, kỳ họp đầu tiên trong hòa bình của thủ đô.

6.  Cột cờ Hà Nội nơi tổ chức lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Thủ đô, chiều 10/10/1954.

Ngày 10/10/1954, cả Hà Nội tưng bừng rạo rực chào đón ngày hội lớn, ngày Hội chiến thắng, Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng. Cả Hà Nội dồn về “Cột cờ Hà Nội” chờ đón giây phút lịch sử: Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội”.

Vào lúc 15 giờ, sau một hồi còi dài tại Nhà Hát Lớn, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh Cột cờ, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội và các lực lượng vũ trang đã chỉnh tề tham dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại sân Cột cờ. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng - cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội.

Người dân hân hoan hướng về lá quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội trong ngày Thủ đô được giải phóng, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cột cờ Hà Nội còn được gọi là Kỳ đài. Cột cờ Hà Nội nằm trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long.

Cột cờ cao hơn 33m. Tính cả trụ treo cờ thì cao hơn 41m gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một mỗi chiều 42,5m, cao 3m, có 2 thang gạch dẫn lên. Tầng hai mỗi chiều 27m, cao 3,7m có 4 cửa. Tầng ba mỗi chiều 13m, cao 5m; cũng có 4 cửa theo hướng đông, tây, nam, bắc.

Thân cột cờ hình trụ 8 cạnh, thon dần lên trên, cao 18,2m, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có cầu thang 54 bậc xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được soi sáng bằng 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình dẻ quạt. Những lỗ này được đặt dọc các mặt, mỗi mặt có từ 4 đến 5 lỗ. Nhờ có các lỗ thông hơi chạy xung quanh thân cột nên ánh sáng tự nhiên và không khí lúc nào cũng được thông thoáng.

Đỉnh Cột cờ (Vọng canh) được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, cao 3,3m, có 8 cửa sổ tương ứng 8 mặt, có thể đủ cho 5-6 người đứng quan sát. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4m cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cao 8m).

Phần mái giống như hình nón đội, xương mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói và giữa đỉnh mái có cột sắt cùng với ròng rọc để treo cờ.

Đây là một trong số ít những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội không chịu sự phá hủy khi chính quyền Pháp đô hộ. Và đây cũng là công trình hiếm hoi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Hơn nửa thế kỷ qua, Cột cờ Hà Nội với lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay lồng lộng trên nền trời của Thủ đô mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do.

Năm 1989, Cột cờ Hà Nội được công nhận là Di tích quốc gia.

Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (bên phải), Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố và bác sỹ Trần Duy Hưng (bên trái), Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính cùng các đơn vị thuộc Đại đoàn 308 tiếp quản Hà Nội tiến hành nghi lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

7. Di tích Nhà tù Hoả Lò là một trong những công trình quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản ngày 10/10/1954.

Nằm ở số 1, phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Di tích Nhà tù Hỏa Lò là chứng tích về một thời kỳ đấu tranh cách mạng, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người Việt Nam yêu nước từng bị thực dân Pháp giam giữ tại nơi đây.

Nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp xây dựng năm 1896, là một trong những nhà tù lớn bậc nhất của Đông Dương. Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), Nhà tù Hỏa Lò do Chính phủ Việt Nam quản lý và sử dụng để tạm giam những người vi phạm pháp luật. Từ năm 1964 đến 1973, các phi công Mỹ bị bắt khi đánh phá miền Bắc cũng được giam giữ tại đây.

Năm 1993, để đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội, Chính phủ Việt Nam quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng của Nhà tù Hỏa Lò: 4/5 diện tích của Nhà tù Hỏa Lò để xây dựng Tháp Hà Nội, 1/5 diện tích còn lại được quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo thành Khu lưu niệm nhà tù Hỏa Lò.

Ngày nay, di tích Nhà tù Hỏa Lò trở thành điểm đến lịch sử, văn hóa hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm chân thực, cảm xúc cho du khách và những người yêu thích lịch sử.

Di tích Nhà tù Hoả Lò đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 1997.

Bộ đội, công an của ta tiếp quản Nhà tù Hỏa Lò ngày 10/10/1954. Ảnh: Hoalo.vn.

8. Chợ Đồng Xuân nơi đoàn quân tiếp quản Thủ đô đi qua để tiến về hội quân tại Thành cổ Hà Nội (Hoàng thành Thăng Long).

Ngày 10/10/1954, trong niềm hân hoan, hứng khởi của nhân dân Thăng Long, chợ Đồng Xuân trở thành chứng nhân lịch sử nơi đoàn quân tiếp quản Thủ đô đi qua để tiến về hội quân tại Thành cổ Hà Nội chuẩn bị cho lễ thượng cờ lịch sử.

Từ 9h30, đoàn cơ giới và pháo binh cùng các vị chỉ huy của cuộc tiếp quản xuất phát từ sân bay Bạch Mai hướng về khu phố cổ, đi qua chợ Đồng Xuân rồi vào Thành cổ Hà Nội bằng Cửa Bắc. Công cuộc giải phóng thủ đô đã hoàn tất.

Chợ Đồng Xuân được Pháp xây dựng năm 1890, trên vùng đất bãi bồi của sông Tô Lịch, gồm 5 dãy nhà, mặt trước là các vòm cuốn theo kiến trúc Pháp. Lịch sử của chợ gắn liền với sự hình thành và phát triển thương mại của đất Thăng Long, là nơi tập trung giao thương lớn nhất Bắc Kỳ thời xưa. Nơi đây còn chứng kiến nhiều biến cố, thăng trầm của Thăng Long- Hà Nội, chứa đựng không ít tinh hoa văn hiến trên mảnh đất kinh kỳ nghìn năm. Nổi bật nhất trong 60 ngày đêm Hà Nội rực lửa năm 1946, chợ Đồng Xuân ghi đậm dấu ấn quân và dân khu phố Đồng Xuân đã chiến đấu anh dũng, cầm chân và gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Nhờ đó, góp phần bảo vệ cho cơ quan đầu não rút lui an toàn, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, cùng Thủ đô được giải phóng hoàn toàn vào ngày 10/10/1954.

Từ sau ngày quân đội Việt Nam tiếp quản Hà Nội, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất tại thủ đô. Ngày nay, chợ Đồng Xuân vẫn là nơi giao thương tấp nập của các thương lái không chỉ của Hà Nội mà của các nơi lân cận.

Chợ Đồng Xuân trở lại nhịp sống thường nhật sau ngày giải phóng Thủ đô, tháng 10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Những cửa ô dẫn chân đoàn quân giải phóng:

Hình ảnh năm cửa ô đã trở thành biểu tượng cho sự kiện giải phóng Thủ đô. Từ ngày 7 đến 9/10/1954, các đơn vị bộ đội đã qua cửa ô Cầu Giấy, Cầu Dền, Yên Phụ, Hàng Đậu và Thụy Khuê tiến vào Hà Nội.

Theo nhiều tài liệu, Hà Nội trước đây có 21 cửa ô. Nhưng cũng có các tài liệu sau này chép rằng Hà Nội có 15, 16 cửa ô. Theo thời gian, sau khi kinh đô chuyển vào Huế, các cửa ô của Hà Nội dần thay đổi hoặc mất đi. Đến cuối thế kỷ 19, hầu hết các cửa ô chỉ còn là tên gọi, chỉ duy nhất một cửa ô còn sót là ô Quan Chưởng. Năm 1906, chính quyền thực dân Pháp định phá cửa ô này, nhưng may mắn được trường Viễn Đông Bác Cổ can thiệp nên giữ được nguyên vẹn.

Hình ảnh năm cửa ô đã trở thành biểu tượng trong ngày Giải phóng Thủ đô, khi nhạc sĩ Văn Cao viết trong bài “Tiến về Hà Nội”: “5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…”.

Quân đội nhân dân Việt Nam theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội.

Chính quyền cũng đã đổi tên nhiều cửa ô, nhưng dân chúng vẫn gọi theo tên nôm, như: Ô Phúc Lâm gọi là Ô Hàng Đậu, Ô Thịnh Yên gọi là Ô Cầu Dền, Ô Thanh Bảo gọi là ô Cầu Giấy… Những tên nôm đó vẫn được dùng cho đến hôm nay, nhưng cửa ô duy nhất còn lại là Ô Quan Chưởng. Những cửa ô còn lại đã trở thành các công trình công cộng, đường sá, cầu vượt hoặc nhà ở.

Di tích Ô Quan Chưởng ngày nay nằm trên phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đi từ xa đã có thể thấy đoạn tường và cổng cửa ô rêu phong cổ kính. Trên cổng còn ghi dòng chữ: “Đông Hà Môn” nghĩa là cửa Đông Hà, nhưng dân gian vẫn gọi đây là Ô Quan Chưởng.

Ô Chợ Dừa hiện nay là điểm giao cắt của 6 tuyến phố Xã Đàn, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Đê La Thành, Ô Chợ Dừa.

Ô Cầu Dền chính là ngã tư lớn nối Phố Huế, Bạch Mai, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt.

Ô Đống Mác nằm cuối phố Lò Đúc, ở đoạn giao với đường Trần Khát Chân và phố Kim Ngưu.

Ô Cầu Giấy được cho là nằm ở phố Thanh Bảo giao với phố Sơn Tây.

Cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô sáng 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Thực hiện: Vương Ngọc
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Mùa thu Hà Nội - mùa lãng mạn nhất trong năm với tiết trời se se lạnh dễ chịu. Và mùa thu năm nay càng đẹp hơn trong lòng mỗi người bởi ngày kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô đang đến rất gần.

Một tình yêu Hà Nội hiện hữu trên mỗi góc nhìn, từng mảng màu, từng nét vẽ của ba họa sĩ sinh ra trên đất Hà Thành. Ba họa sĩ, đại diện ba thế hệ: Bùi Xuân Phái - Dương Việt Nam - Phạm Bình Chương, mỗi người mỗi vẻ, hội đủ “mười phân vẹn mười” cái đẹp phố và người Hà Nội

Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, Giải phóng Thủ đô sau 9 năm bị tạm chiếm. Hà Nội từ đây sạch bóng quân thù, cờ hoa hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về. Và đã có rất nhiều địa điểm đặc biệt đi cùng những giờ phút lịch sử ấy.

Hàng trăm chậu hoa trạng nguyên được xếp sát nhau ngay giữa ngã tư Nguyễn Chí Thanh, đoạn Huỳnh Thúc Khoáng kéo dài thuộc quận Đống Đa, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho phố phường của Hà Nội.

Bán hàng livestream hay bán hàng trực tuyến giờ đây đã trở thành một công việc thường ngày quen thuộc, là một phần không thể thiếu của nhiều người, đặc biệt là người trẻ tại Hà Nội.

Khi mà ai bây giờ cũng thành nhiếp ảnh gia với chiếc điện thoại, giữa lòng Thủ đô Hà Nội còn đó một gia đình bốn đời làm nghề sửa máy ảnh cũ. Người ta gọi đó là một nghề cổ.

Vào mùa thu, hội chèo thuyền ở hồ Tây luôn là một trong những hoạt động thu hút nhiều người tham gia bởi không chỉ là hoạt động giải trí mà còn lưu giữ những kỉ niệm khó quên.

Mùa Thu Hà Nội - thời điểm lãng mạn nhất trong năm với tiết trời se se lạnh dễ chịu. Cảnh sắc cũng khiến con người trở nên bình dị hơn, nhẹ nhàng, thư thái hơn. Dạo quanh những con phố của Thủ đô, nhiều người dường như muốn đi chậm lại để tận hưởng không gian mát mẻ, lãng mạn.

Không biết tự bao giờ, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội người ta nghĩ ngay tới một loài hoa với một mùi hương thật nồng nàn và rất đặc trưng - hoa sữa. Hoa sữa dường như đã trở thành một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được.

Phố Hàng Đào ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng những người dân ở con phố ấy mỗi ngày đều cùng nhau nối tiếp các câu chuyện của thời quá khứ hào hùng và tươi đẹp.

Tháng 10 về rồi, hoa sữa đã thức dậy sau một năm dài chờ đợi, thu Hà Nội thực sự là đây. Những con phố đêm về lắng đọng trong sương và mùi thơm đã mãi là một phần của thành phố cổ kính.

Vào mùa thu, những cửa hàng chuyên sắp đồ lễ ăn hỏi và dạm ngõ ở Hà Nội luôn có khách ra vào, bởi đây là thời điểm đẹp nhất trong năm để các cặp đôi làm lễ cưới.

Những ngày này tiết trời Thủ đô đã dần se lạnh báo hiệu mùa của nhiều món quà đặc trưng của Hà Nội đã bắt đầu. Trong số rất nhiều món ăn ngon, dân dã, nổi tiếng của mùa thu Hà Nội, không thể không kể đến cốm - món quà quê kết tinh từ những bàn tay tảo tần và tài hoa của những người nông dân Hà Nội.

Khi mua bán online, giao hàng qua mạng, giao thương liên tỉnh là nhu cầu thường xuyên và liên tục, hàng ngàn bưu tá, shipper hối hả làm việc, tạo thành mạng lưới giao nhận hàng hóa.

Khi nhắc đến đô thị hiện đại, chúng ta thường hình dung ra sự hối hả, nhịp sống tất bật. Nhưng đằng sau những tòa nhà cao tầng, sau từng con phố vẫn tồn tại những giá trị rất đẹp đó là tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Không chỉ là sự sẻ chia về vật chất, mà đó còn là sự đồng lòng trong từng hành động, từng cử chỉ giúp đỡ lẫn nhau chung tay vượt qua thử thách.

Một buổi sớm mùa thu ở Hồ Tây, khi ánh bình minh chưa kịp đánh thức cả thành phố, những làn sương mờ vẫn nhẹ nhàng phủ lên mặt hồ tĩnh lặng. Hồ Tây mênh mang như một tấm gương lớn, phản chiếu bầu trời đang chuyển mình giữa đêm và người dân Hà Nội đã bắt đầu một ngày mới.

Từ lâu nay, con phố Mai Dịch đã là nơi thường xuyên lui tới của những người cần thuê trang phục biểu diễn. Ở đây, bất kỳ loại trang phục nào cũng có, đa dạng màu sắc, mẫu mã, lứa tuổi, giới tính cũng như kích cỡ cho mọi người.

Hàng Đường, con phố gợi lên vị ngọt ngay từ cái tên là nơi ta có thể tìm thấy một thức quà ngọt ngào, đặc trưng của người Hà Nội.

Nếu Hà Nội của ban ngày là một thành phố năng động với sự hối hả, vội vã và xô bồ thì khi màn đêm buông xuống, các con phố lại gần như được trở về với những gì vốn có, tĩnh lặng, trầm mặc và cổ kính.

Việc tạo tác cho những chiếc đồng hồ tinh xảo không chỉ là công việc, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sự đam mê và mỗi chiếc đồng hồ đều mang theo dấu ấn cá nhân và tâm huyết của người thợ chạm khắc.

Thời đại kinh tế phát triển, máy móc đã thay thế phần lớn sức người, nhưng vẫn có những gánh hàng rong kẽo kẹt giữa phố xá hiện đại. Có người nói vui rằng chừng nào Hà Nội còn "ngõ nhỏ, phố nhỏ" thì gánh hàng rong vẫn còn.

Trong cái nắng chiều thu, Hồ Gươm khoác lên mình lớp áo lấp lánh và diệu kì.

'Hà Nội có lẽ đẹp nhất về đêm', đây không chỉ là cảm xúc của riêng của chàng thanh niên trong ca khúc "Thu cuối", mà còn là cảm nhận của những người yêu thành phố này.

Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.

Bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, được phát hành ngày 26/9 trên nền tảng số của các kênh âm nhạc, là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung.

Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.

Đưa đón con hàng ngày trong bối cảnh lệch giờ làm, tắc đường,... luôn là nỗi trăn trở lớn của nhiều ông bố, bà mẹ. Chính vì vậy, việc thuê xe ôm đưa trẻ đến trường đang là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn và tin tưởng.

Trên đường Trịnh Văn Bô, dải phân cách đang trở thành điểm nhấn cảnh quan độc đáo. Những cây hoa giấy đã biến những hạng mục vốn khô cứng thành một không gian xanh tươi và đầy sức sống.

Làng bánh dày Quán Gánh, thuộc thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, có khoảng 50 hộ theo nghề làm bánh dày truyền thống.

Hà Nội đang vào thu, tiết trời đẹp nhất năm. Tại các tuyến phố Phan Đình Phùng, Thụy Khuê, Yên Phụ xuất hiện nhiều xe chở hoa xếp hàng dài bên lề đường, thu hút sự chú ý của giới trẻ.

Dù các cơ sở sản xuất, các xưởng làm nghề truyền thống đã dần chuyển ra khỏi nội đô, nhưng trong những con phố cổ ở Hà Nội vẫn có nhiều nhà giữ lại nghề truyền thống, trong đó có nghề làm hương.

Đường Thanh Niên luôn là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách mỗi khi đến thăm Hà Nội. Khi chiều tà, con đường thơ mộng đến khó tả.

Phở là món ăn đặc trưng nổi tiếng trong ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Những năm qua ở Hà Nội xuất hiện một biến tấu của phở, đó là phở cuốn. Món ăn này hấp dẫn thực khách bởi mang hương vị vừa lạ, vừa quen.

Đầu tháng 9, Hà Nội chịu sự tàn phá nặng nề của bão số 3 khiến nhiều khu vực bị ngập nặng, hàng vạn cây xanh bị bung rễ, bật gốc, gãy cành. Thế nhưng giờ đây, hệ thống cây xanh của thành phố đang dần được hồi sinh, những chồi non bắt đầu vươn lên giữa nắng vàng.

Thu đến là khi các góc phố cổ khoác lên mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, lãng mạn, cây cối dần chuyển sang sắc vàng dịu mắt. Những con phố cổ trầm mặc trong nắng thu hòa cùng cái se lạnh của gió đầu mùa. Tất cả đều khiến lòng người trở nên yên bình và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đó chính là lý do khiến mùa thu Hà Nội luôn chạm đến trái tim của bất cứ ai. Một mùa thu đầy sắc màu, hương vị và cảm xúc khiến ai cũng muốn quay về.

Dù công việc ở cơ quan khá bận rộn, nhưng những người phụ nữ làm công sở vẫn luôn cố gắng sắp xếp công việc và giờ giấc khoa học để vừa có thể đảm bảo cho bữa cơm tối được đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng, vừa tạo cảm giác thoải mái và ấm cũng bên những người thân yêu của mình sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.

Nếu đã sống đủ lâu và đủ gắn bó với Thủ đô chúng ta có thể nhận ra những mùi hương đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Hãy để khứu giác và trí tưởng tượng của bạn bay bổng cùng những mùi hương riêng có đó để cùng cảm nhận sự thú vị tuyệt vời của mùa thu Hà Nội.

Khác với thời ông bà, cha mẹ mình, ngày nay, người trẻ có nhiều sự lựa chọn và cơ hội để trải nghiệm nhiều thức trà đa dạng của Việt Nam.

Cơn bão số 3 đã làm hư hại nhiều cây xanh và công trình chiếu sáng. Sau hai tuần tập trung khắc phục, vườn hoa Bác Cổ đã được thu dọn, chỉnh trang sạch đẹp.

Cốm xanh là tặng vật của đất trời, là đặc sản của 36 phố phường Hà Nội. Với những ai có tình yêu đặc biệt với mùa thu Hà Nội chắc chắn không thể bỏ qua món ăn nức tiếng này.

Sau những ngày mưa lũ, nhiều xưởng sửa chữa ô tô ở Hà Nội bận rộn hơn do lượng phương tiện bị ngập nước hỏng hóc khá nhiều.

Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.

Nhắc đến những con phố ẩm thực ở Thủ đô, chắc chắn phải kể tới phố Tống Duy Tân, một trong số những tuyến phố ẩm thực đầu tiên tại Hà Nội, nơi quy tụ những món ẩm thực đường phố lâu đời ở Thủ đô như bánh cuốn, gà tần, xôi, cháo, phở, ốc luộc, bún đậu...

Cốm xanh, thức quà đậm hương Hà Nội giờ đây đã được biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn, hợp gu cả người trẻ lẫn người già.

Mùa thu đang đến cũng là lúc những trái hồng được bày bán khắp các khu chợ ở Hà Nội.

Ngày nay, khi mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách trên quần áo là điều hiếm thấy. Thế mà giữa Hà Nội vẫn có một người phụ nữ hàng ngày tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ vá lại những chiếc áo, quần rách.