Đại biểu Quốc hội trải nghiệm tàu điện Cát Linh - Hà Đông

Sáng nay, 15/4, trực tiếp kiểm tra, trải nghiệm tuyến buýt nhanh BRT và tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông, Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đánh giá loại hình phương tiện giao thông này đã góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm chi phí đi lại cho hành khách, chất lượng phục vụ tốt.

Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về “thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong làm Tổ trưởng, đã tiến hành khảo sát thực tế về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kiểm tra và trải nghiệm tuyến buýt nhanh BRT, thành viên đoàn giám sát đánh giá loại hình phương tiện giao thông này giảm chi phí đi lại cho hành khách, chất lượng phục vụ tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lấn làn BRT trên tuyến, có một số đoạn chạy chung với các phương tiện, do đó ảnh hưởng đến tốc độ chuyến đi; một số nhà chờ chưa được tiếp cận bằng cầu đi bộ, chưa có hệ thống vé điện tử…

Đối với tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông, đoàn giám sát cho rằng vào khung giờ cao điểm, tần suất 6 phút/chuyến, sức chứa 960 người/đoàn tàu, vận tốc khai thác 35km/h, sẽ giúp hành khách tiết kiệm được tối đa thời gian di chuyển. Có rất nhiều tuyến xe bus kết nối với tàu và có điểm trông giữ xe tại các nhà ga đã giúp hành khách thuận tiện trong việc tham gia giao thông bằng tàu điện trên cao.

Chiều nay (15/4), đoàn Giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm việc với UBND thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023.

Phát triển hệ thống giao thông công cộng là một trong những giải pháp hữu hiệu được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn. Tại Việt Nam, Hà Nội là một trong các thành phố có tốc độ gia tăng về dân số lớn nhất cả nước, do tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ kết hợp với tốc độ đô thị hóa trong hơn 10 năm trở lại đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).